TỔNG QUAN VỀ GIÁO HẠT BÌNH CHÍNH

– Thành lập: 1888
– Địa giới: Nằm trên địa bàn các xã Quảng Phương, Quản Xuân, Quảng Liên, Quảng Phú Quảng Hợp, Quảng Thanh thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
– Trụ sở: Giáo xứ Hướng Phương
– Địa chỉ:  xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
– Có 11 giáo xứ, bao gồm: Hướng Phương, Ba Đồn, Chợ Sàng, Đan Sa, Nhân Thọ, Phù Ninh, Tân Mỹ, Tân Phong, Thủy Vực, Trừng Hải, Xuân Hòa.
– Tổng số giáo họ: 29
– Số linh mục: 11
– Tổng số giáo dân: 33.969
– Các sở dòng: Cộng đoàn MTG Hướng Phương, Nhóm MTG (Tân Mỹ, Nhân Thọ); Mái Ấm hy vọng Vincente, CĐ Nữ tử Bác ái Vinh Sơn.

VIDEO - HÌNH ẢNH

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ HƯỚNG PHƯƠNG

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1888
– Quan thầy: Chúa Kitô Vua
– Địa giới: Thuộc địa bàn 2 xã Quảng Phương và Quảng Tiến, Tx Ba Đồn, hạt Hướng Phương.
– Trụ sở: Giáo họ Hướng Phương
– Địa chỉ: Quảng Phương, Quảng Trạch, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phaolô Nguyễn Minh Sáng
– Các giáo họ: Hướng Phương, Tô Xá, Tân Tiến
– Tổng số giáo dân: 3.829
– Các sở dòng:  Cộng Đoàn MTG. Hướng Phương

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Hướng Phương là một trong những chiếc nôi đầu tiên của các nhà truyền giáo trên đất Quảng, nơi đây đã in đậm hình ảnh các vị thừa sai đến rao giảng Tin Mừng. Giáo xứ được thành lập vào năm 1888, đến nay, Hướng Phương đã thực sự lớn mạnh, số giáo dân hiện nay là 3.829 gồm 3 giáo họ: Hướng Phương, Tô Xá, Tân Tiến.

Từ 1783 – 1945 (162 năm), giáo xứ đã có các linh mục phục vụ: Longre Cao (1783), Giađan Đoan (1816), Retord Liêu (1830), cha thánh Borie Cao (1833), Croc Hòa (1868), Pineau Trị (1886) cùng với linh mục người Việt tên Vạn làm cha xứ, cố Thọ (1910-1911), cố Lạng (1911-1915), cố Đoài, cố Văn (1915-1923), cố Bình (1923-1933), cố Đoan (1933-1937) cùng với cha Chỉnh quản xứ, cố Lâm, cố Bố và cha Hoàn (1937-1943).

Từ 1945 đến nay, Hướng Phương có các cha quản xứ: Nguyễn Văn Phúc, cha Khâm (1943-1945), Hà Văn Cai (1945-1946), Trương Cao Khẩn (1946-1949), Trương Cao Khởi (1949-1953), Đặng Đình Thuận (1945-1955), Trương Văn Liệu (1955-1956), Nguyễn Trọng Kiểm (1956-1972), Trần Xuân Hạp (1972-1979), Nguyễn Văn Liêm (1979-1992), Nguyễn Ngọc Chiêm (1992), Lê Văn Ninh (1993-2000), Nguyễn Huy Thiết (2000-2006), Hoàng Thái Lân (2006-2012) và Phêrô Lê Nam Cao.

Ngôi nhà thờ hiện nay đã qua một vài lần trùng tu sửa chữa nhưng vẫn khá rộng rãi và khang trang. Nhà xứ đã được tái thiết và xây dựng mới một số hạng mục. Giáo xứ cũng đã xây dựng tượng đài Chúa Kitô Vua.

Chính trên mảnh đất Hướng Phương vào năm 1783, Đức Cha Jacques Benjamin Longer đã xây Tiểu Chủng Viện Thánh Giacôbê, nhưng trong chiến tranh trường đã bị bom đạn tàn phá, nay chỉ còn lại bãi đất hoang với một cây thánh giá bằng xi măng làm dấu tích cho “một thời”.

Giáo xứ đã cống hiến cho một giám mục (Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên), và nhiều linh mục, nhiều tu sĩ nam nữ và đông đảo các em dự tu. Giáo dân sinh sống bằng nghề nông nên đời sống còn khó khăn. Dù vậy, các bậc phụ huynh đã rất quan tâm đến việc học của con cái; vì thế mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao.

Trải qua trên gần 135 hình thành và phát triển với bao thăng trầm, giáo xứ hiện nay có sự dẫn dắt của linh mục Phaolô Nguyễn Minh Sáng. Cùng cộng tác còn có quý sơ cộng đoàn Mến Thánh Giá Hướng Phương, nhờ đó, giáo xứ đang có nhiều biến chuyển, đức tin, luân lý và nhân bản từng bước được cải thiện.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ BA ĐỒN

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 17/12/2018
– Quan thầy:
– Địa giới: Thuộc vùng Thị xã Ba Đồn.
– Trụ sở: Giáo họ Kênh Kịa
– Địa chỉ: xã Quảng Phong, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Giuse Bùi Đình Hưởng
– Các giáo họ: Kênh Kịa (trị sở), Tượng Sơn và Trùng Giang
– Tổng số giáo dân: 1.667
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

 Trên địa bàn thị xã Ba Đồn, chuẩn giáo xứ mang tên của thị xã này Chuẩn giáo xứ Ba Đồn được thành lập ngày 17/12/2018, gồm 3 giáo họ: Kênh Kịa (trị sở), Tượng Sơn và Trùng Giang tách từ xứ mẹ Tân Phong, thuộc Giáo hạt Bình Chính, với 1.667 tín hữu, do cha Giuse Bùi Đình Hưởng phụ trách.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ CHỢ SÀNG

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1913, tách từ Giáo xứ Vĩnh Phước
– Quan thầy: Sinh Nhật Đức Mẹ
– Địa giới: Giáo xứ Chợ Sàng nằm cạnh quốc lộ 12A, cách trung tâm thị xã Ba Đồn khoảng 20 km về phía tây. Lãnh thổ giáo xứ trải dài trên địa bàn Quảng Liên và Quảng Trường thuộc huyện Quảng Trạch, ranh giới phía đông nam giáp với sông Gianh.
– Trụ sở: Giáo họ Thuận Nghĩa
– Địa chỉ: xã Liên Trường, Quảng Trường, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Gioan Trần Xuân Viên
– Các giáo họ:  Thuận Nghĩa, Xuân Nghĩa, Trung Nghĩa, Hiếu Nghĩa
– Tổng số giáo dân: 2.126
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Chợ Sàng nằm cạnh quốc lộ 12A, cách trung tâm thị xã Ba Đồn khoảng 20 km về phía tây. Lãnh thổ giáo xứ trải dài trên địa bàn Quảng Liên và Quảng Trường thuộc huyện Quảng Trạch, ranh giới phía đông nam giáp với sông Gianh.

Giáo xứ Chợ Sàng thành lập năm 1913, tách từ giáo xứ Làng Ngang (tức giáo xứ Vĩnh Phước ngày nay) do cố Văn và cha Huy thuộc Hội Thừa Sai Paris (MEP) đến gieo hạt giống Tin Mừng và thành lập giáo xứ. Khi mới thành lập, Chợ Sàng có khoảng 200 giáo dân, do cha Dụ quản nhiệm từ 1913-1928.

Tiếp sau cha Dụ, giáo xứ được các cha thay nhau coi sóc, đó là cha Hảo (1928-1929), Phêrô Phan Huy Nghi (1931-1945), Phaolô Nguyễn Trọng Kiểm (1956-1958), Phêrô Maria Nguyễn Công Bình (1958-2001), Antôn Hoàng Tiến Diễn (2001-2013). Hiện nay, giáo xứ do cha Gioan Trần Xuân Viên quản nhiệm.

Từ ngày thành lập 1913 đến những năm 1975, giáo xứ phải trải qua bao khó khăn do kinh tế yếu kém, giáo dân người thì sống bằng nghề nông nhưng đất đai thì cằn cỗi, người khác lại sống bằng nghề ngư nhưng thiếu phương tiện đánh bắt nên đời sống kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay, giáo xứ Chợ Sàng đã có nhiều khởi sắc, cơ sở vật chất đã tương đối đầy đủ. Ngoài ngôi nhà thờ đã xuống cấp vì xây dựng lâu năm, giáo xứ đã có một nhà xứ 2 tầng kiên cố, tượng đài Đức Mẹ.  Giáo xứ đã có 2 người con làm linh mục là cha Trần Bá Ninh, sinh năm 1949, chịu chức năm 1991, cha Phêrô Mai Xuân Ái, sinh ngày 06/6/1973, chịu chức năm 2010, và hiện tại là cha cha Gioan Trần Xuân Viên.

Sau 100 năm thành lập, hiện giáo xứ có 2.126 giáo dân với 4 giáo họ: Thuận Nghĩa, Xuân Nghĩa, Trung Nghĩa và Hiếu Nghĩa. Giáo xứ có các hội đoàn như Gia Đình Thánh Tâm, Con Đức Mẹ, Lòng Thương Xót Chúa.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ ĐAN SA

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: đầu thế kỷ XVIII
– Quan thầy: Thánh Giuse
– Địa giới: xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
– Trụ sở: Giáo họ Đan Sa
– Địa chỉ: Phường Quảng Phúc, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Mai Xuân Ái
– Các giáo họ: Đan sa
– Tổng số giáo dân: 2.113
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Đan Sa thuộc xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, được cha Đắc Lộ đặt chân đến vào ngày thứ tư Tuần Thánh năm 1629, ngài đi từ Hói Tre vào rửa tội cho 25 người đầu tiên tại mảnh đất này.

Đan Sa được thành lập vào đầu thế kỷ XVIII.  Vào năm 1952-1956 nhiều người của hai giáo họ Hói Tre và Thuận Bài đã di cư vào miền Nam, nhà thờ cũng mất từ đó. Hiện nay, chỉ còn lại 2 giáo họ là Đan Sa và Diên Phúc. Giáo xứ Đan Sa nằm trên vùng biển cát trắng, cách quốc lộ 1A khoảng 3 km về phía đông.

Từ ngày thành lập đến nay, Đan Sa là một trong những giáo xứ luôn có linh mục coi sóc: Cha thánh Borie Cao, cha thánh Vincente Nguyễn Thời Điểm, Phêrô Khiêm, Luca Tịnh, Phaolô Liêm, Phêrô Thông, Phêrô Hưng, Phêrô Đề, Phaolô Thuận, Phêrô Nghi, FX. Dũng, Phaolô Kiểm, FX. Liệu, Phêrô Trần Xuân Hạp (sau này là Đức Cha), FX. Đoàn, Phêrô Liêm, GB. Lê Văn Ninh, Giacôbê Nguyễn Trọng Thể, Antôn Đậu Thanh Minh, Gioan Baotixita Nguyễn Ái. Hiện nay, Đan Sa do cha Phêrô Mai Xuân Ái coi sóc.

Mặc dù giáo dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nhưng chỉ canh tác được vụ chiêm do thiếu hệ thống thủy lợi và bán ngư nghiệp nên cuộc sống đang còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do bề dày lịch sử của giáo xứ luôn có sự hướng dẫn coi sóc của các cha quản xứ nên giáo dân ở đây đã ý thức được tầm quan trọng của việc học, chính vì thế mà mặt bằng dân trí không ngừng được nâng cao. Bên cạnh việc học văn hóa thì việc giảng dạy và học giáo lý cũng được chú trọng.

Giáo xứ hiện đã có một ngôi nhà thờ khang trang kiên cố được xây dựng thời cha Giacôbê Nguyễn Trọng Thể và một ngôi nhà xứ hai tầng do cha Antôn Đậu Thanh Minh cùng với giáo dân chung tay góp sức xây dựng.

Giáo xứ đã đóng góp 14 linh mục: Cha Phaolô Ban (sinh 1826, chịu chức 1862), Phêrô Ất (sinh 1842, chịu chức 1876), Gioan Tràng (sinh 1859, chịu chức 1894), Giuse Thân (sinh 1864, chịu chức 1905), GB. Bường (sinh 1878, chịu chức 1914), Phêrô Diệm (sinh 1882, chịu chức 1916), Giuse Đạt (sinh 1886, chịu chức 1942), Anselmô Ngãi (sinh 1919), Emilien Mai (sinh 1944, chịu chức 1975), Micael Sum (sinh 1963, chịu chức 1994), Phêrô Phi (sinh 1967, chịu chức 2001), Micael Đức (sinh 1973, chịu chức 2001), GB. Toàn và Phêrô Lực. Giáo xứ hiện có 15 tu sỹ, 2 chủng sinh.

Hiện nay, giáo xứ có 2.113 giáo dân được đặt dưới sự bảo trợ của thánh cả Giuse. Giáo xứ có các hội đoàn tông đồ: Gia Đình Thánh Tâm, Phan Sinh Tại Thế và Legio Mariae.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ NHÂN THỌ

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: Có từ thế kỷ XVIII, là một trong 18 xứ đầu tiên lúc thành lập địa phận Vinh 1846. Từ hai địa điểm Lũ Đăng, Thọ Đơn (Kẻ Tiếu) cuối cùng dời về lập xứ chính thức ở Nhân Thọ 1876, là xứ Mẹ của xứ Hướng Phương, Xuân Hòa, Tân Phong
– Quan thầy: Thánh Giacôbê
– Địa giới: Giáo xứ Nhân Thọ nằm cạnh quốc lộ 1A, thuộc vùng trung tâm thị xã Ba Đồn. Giáo xứ được chia đôi bởi đường quốc lộ, phía đông là họ trị sở Nhân Thọ, phía tây là họ Ngoại Hải
– Trụ sở: Giáo họ Nhân Thọ
– Địa chỉ: P. Quảng Thọ, Tx. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Nguyễn Ngọc Đông.
– Các giáo họ: Nhân Thọ và Ngoại Hải
– Tổng số giáo dân: 3.953
– Các sở dòng: Nhóm MTG  Nhân Thọ, CĐ Nữ tử Bác ái Vinh Sơn.

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Nhân Thọ nằm cạnh quốc lộ 1A, thuộc vùng trung tâm thị xã Ba Đồn. Giáo xứ được chia đôi bởi đường quốc lộ, phía đông là họ trị sở Nhân Thọ, phía tây là họ Ngoại Hải. Có từ thế kỷ XVIII, là một trong 18 xứ đầu tiên lúc thành lập địa phận Vinh 1846. Từ hai địa điểm Lũ Đăng, Thọ Đơn (Kẻ Tiếu) cuối cùng dời về lập xứ chính thức ở Nhân Thọ 1876, là xứ Mẹ của xứ Hướng Phương, Xuân Hòa, Tân Phong

Giáo xứ vào thời kỳ chiến tranh bị xuống cấp, nhà thờ bị bom đạn tàn phá, chỉ có các linh mục phụ trách nên mọi sinh hoạt bị ngưng trệ và đã có một số giáo dân mất đức tin. Hiện nay, đã có linh mục trực tiếp coi sóc cùng với nhà thờ được xây dựng lại nên đời sống đạo được củng cố.

Các linh mục quản xứ và phụ trách: cha Cảnh, cha Khoan, cha Hoan, cha Phúc, cha Vợi, cha Diệu, cha Lâm, cha Chất, cha Bảng, cha Quỳ, cha Đề, cha Phụng, cha Bường, cha Hảo, cha Quỳ, cha Tâm (phụ trách), cha Phêrô Trần Xuân Hạp (phụ trách), cha Liêm (phụ trách), cha Ninh (phụ trách), cha Thể (phụ trách), cha Sỹ (phụ trách), cha Minh (phụ trách), cha Lành (quản xứ), cha Antôn Hoàng Tiến Diễn, Phê rô Nguyễn Ngọc Đông.

Giáo xứ có các hội đoàn tông đồ như: Gia Đình Thánh Tâm, Phan Sinh Tại Thế, Giới Trẻ Phan Sinh, Đức Mẹ Mân Côi.

Giáo xứ Nhân Thọ thuộc địa bàn hành chính xã Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Hiện giáo xứ có 3.953 người chia làm hai giáo họ Nhân Thọ và Ngoại Hải, linh mục quản nhiệm hiện tại là cha Phêrô Nguyễn Ngọc Đông.

Là một giáo xứ nằm trên quốc lộ 1A, thế nhưng người dân ở đây phần lớn làm nghề nông và ngư nghiệp, số còn lại là những người buôn bán nhỏ nên đời sống cũng còn có nhiều khó khăn. Mặc dầu vậy, những năm qua việc học văn hóa cũng đã có những điểm đáng ghi nhận, đời sống dân trí ngày càng được nâng cao.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ PHÙ NINH

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập:22/6/2023
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Phù Ninh
– Địa chỉ: Quảng Thanh, Quảng Trạch, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Antôn Hoàng Minh Tâm
– Các giáo họ: Phù Ninh, Thanh Sơn, Cao Lao.
– Tổng số giáo dân: 3.263
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Phù Ninh vốn là một họ của Giáo xứ Hướng Phương. Ngày 28/01/2015, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Nguyên Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh đã quyết định chia tách Giáo họ từ xứ Hướng Phương và thành lập chuẩn Giáo xứ Phù Ninh với số giáo dân lúc bấy giờ là 3.238 tín hữu, đồng thời bổ nhiệm cha Antôn Hoàng Minh Tâm làm cha xứ tiên khởi.

Trải qua 8 năm hình thành và phát triển, chuẩn Giáo xứ Phù Ninh đã khẳng định được vị thế của mình sánh với các Giáo xứ trong Giáo hạt với sự lớn mạnh của các ban ngành, các hội đoàn, đoàn thể.

Ngày 22/6/2023, Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn đã công bố quyết định chính thức thành lập giáo xứ Phù Ninh trên cơ sở Chuẩn Giáo xứ trước đây. Đây là một mốc son đáng ghi nhớ đi vào trái tim của mỗi người con giáo xứ trong hành trình Đức tin. Trụ sở chính thức của Giáo xứ đặt tại Giáo họ Phù Ninh. Kể từ đây, Giáo xứ Phù Ninh có tư cách pháp nhân và đầy đủ mọi quyền lợi, nghĩa vụ theo quy định của Giáo luật.

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ TÂN MỸ

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1886, tách từ Giáo xứ Đan Sa
– Quan thầy: Thánh Phêrô
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Tân Mỹ
– Địa chỉ: Phường Quảng phúc, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại:  Phêrô Nguyễn Văn Phú
– Các giáo họ: Tân Mỹ (giáo họ trị sở), Trà Sơn, Đồng Xuân và Tân Hưng.
– Tổng số giáo dân: 4.541
– Các sở dòng: Nhóm MTG Tân Mỹ

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Tân Mỹ, còn có tên là Mỹ Hoà, thuộc xã Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, nằm ở mạn bắc cửa Gianh. Người dân ở đây phần đông sống bằng nghề khai thác và chế biến hải sản.

Cửa Gianh làm nên lịch sử của con người và vùng đất Tân Mỹ. Đặc biệt là dòng sông đã đưa các thừa sai đến vùng đất Quảng Bình để gieo hạt giống đức tin.

Tách từ giáo xứ Đan Sa, ban đầu Tân Mỹ chỉ có 25 hạt giống Tin Mừng, giờ đây sau gần 130 năm xây dựng và phát triển (1886-2023) giáo xứ đã là một cộng đoàn lớn mạnh với khoảng 4.505 giáo dân chia thành 4 giáo họ: Tân Mỹ (giáo họ trị sở), Trà Sơn, Đồng Xuân và Tân Hưng.

Từ khi thành lập vào năm 1886, qua các thời kỳ, giáo xứ đã được bề trên sai nhiều chủ chăn tới coi sóc: cha Định (1990-1882), cha Đoàn (1882-1884), cha Ngọc (1994-1902), cha Phước (1903-1907), cha Ất (1907-1909), cha Thông (1909-1914), cha Quyền (1915-1921), cha Mộc (1921-1929), cha Nhạ (1929-1939), cha Đề (1939-1943), cha Quỳ (1943-1045), cha Huy (1945-1946), cha Quỳ (1946-1951), cha Liệu (1955-1962), cha Hạp (1962-1973), cha Đoàn (1973-1976), cha Liêm (1976-1979), cha Ninh (1979-1993), cha Thể (1993-2001), Phanxicô Nguyễn Văn Đoàn (2001-2007), Giacôbê Nguyễn Quang Lành (2007-2010), Phêrô Nguyễn Huy Hiền (2010-2011), Phêrô Nguyễn Đại, hiện nay do cha Phêrô Nguyễn Văn Phú quản nhiệm.

Hiện giáo xứ có các hội đoàn như Con Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Gia Đình Thánh Tâm, Thiếu Nhi Thánh Thể. Giáo xứ cũng đã có những người con quảng đại hy sinh dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì để phục vụ Hội Thánh và các linh hồn, đó là cha Vitalya Nguyễn Bổn (đã qua đời), cha Phêrô Nguyễn Thiên Cung (Giám đốc Đại Chủng Viện Phan Thiết), thầy Gioan Nguyễn Văn Mậu (Dòng Thánh Tâm Huế), sơ Têrêxa Nguyễn Thị Lý (Dòng Phaolô Đà Nẵng) và một số tu sĩ nam nữ đang tìm hiểu các dòng khác.

Tân Mỹ là một xứ có bề dày truyền thống sống đạo lại có điều kiện kinh tế khá giả, ổn định nên việc học tập văn hóa của con em trong giáo xứ sớm được bà con giáo dân để ý lưu tâm, hiện giáo xứ có đông số sinh viên hay học tập và lao động ở nước ngoài.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ TÂN PHONG

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1909
– Quan thầy: Trái Tim Chúa Giêsu
– Địa giới: Nằm ở hạ lưu sông Gianh, giới tuyến hai miền thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Tuy là một dãi đất hẹp nhưng nơi đây lại khá thuận lợi về giao thông thủy bộ.
– Trụ sở: Giáo họ Tân Phong
– Địa chỉ: P. Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Bonaventura Trương Văn Vút
– Các giáo họ: Tân Phong, Yên Thuận, Tân Lý
– Tổng số giáo dân: 2.507
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Tân Phong thành lập năm 1909, vùng đất Lũ Đăng (tên cũ của làng Tân Phong, sách “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An, viết vào khoảng năm 1555) đã được đón nhận Tin Mừng khá sớm. Sử sách không để lại dấu tích gì minh chứng việc thừa sai Alexandre de Rhodes năm 1630 có đặt chân đến vùng đất này hay không nhưng đến cuối thế kỷ XVIII, Tân Phong đã là một giáo xứ sầm uất với nhà thờ tương đối lớn, vườn nhà xứ rộng rãi, có cha chính và cha phó thường xuyên coi sóc từ trước những năm 1820. Nhà thờ Tân Phong lúc đó cách sông Gianh khoảng 300 m về hướng bắc (cách nhà thờ hiện nay chừng 500m về hướng tây).

Trải qua dòng lịch sử, với chính sách cấm đạo, đặc biệt là chiếu chỉ Phân Tháp của Tự Đức, Lũ Đăng rơi vào tình trạng hết sức bi đát, gần như toàn bộ giáo dân của giáo xứ bị phân sang các làng ngoại giáo lân cận như Trượng Sơn, Pháp Kệ, Ba Đồn, gia đình ly tán, đất đai vườn tược và của cải bị cướp đoạt, làng mạc bị triệt phá bình địa. Tiếp theo đó là phong trào Văn Thân, Cần Vương…làm giáo xứ thêm điêu đứng.

Sau đợt những đợt tàn phá trên, giáo xứ Lũ Đăng gần như bị xóa sổ, những người còn sót lại trở về với hai bàn tay trắng, mất người, mất đất, mất nhà, mất giáo xứ, mất cha xứ. Trong tình trạng như thế lại gặp sự kỳ thị khốc liệt của những người khác. Vì thế, làng Lũ Đăng quyết định chia làm hai, nửa làng phía tây thuộc lương dân, lấy tên là Lũ Phong, nửa làng phía đông thuộc về người Công giáo và lấy tên là Tân Phong. Đây là lần chia thứ nhất (1885), giáo xứ Lũ Đăng bị xóa tên từ đó, giáo xứ Tân Phong ra đời, nhà thờ được di chuyển về phía đông, cách nơi cũ khoảng 500m.

Năm 1922, Đức Cha Eloy Bắc đã bổ nhiệm cha GB. Hưu về coi sóc giáo xứ và khởi công xây dựng nhà thờ cũng trong năm đó với diện tích 200m2 và khánh thành vào năm 1923. Nhà thờ giáo họ Kênh Kịa cũng được xây dựng và khánh thành vào tháng 3/1928.

Những khó khăn của thời thế vẫn không chịu buông tha cho các tín hữu Tân Phong. Trong khói lửa của cuộc chiến tranh chống Pháp, người Công giáo Tân Phong một lần nữa hứng chịu những kỳ thị; rồi làng bị đốt phá và dân bị bắn giết… Giáo dân lại dắt dìu nhau tha phương cầu thực.

Mấy tháng sau, tình hình yên ổn trở lại, con cái Tân Phong lại dắt nhau về và một quyết định của toàn xã hội đã được thống nhất: chia làng lần thứ hai. Việc phân chia lần này mang tính địa lý nhiều hơn trong khi lương giáo vẫn ở lẫn lộn và có nhiều thỏa thuận trong hòa bình và bác ái.

Từ năm 1946, cha Augustino Thái Văn Bài được bề trên sai về coi sóc đoàn chiên Tân Phong nhưng đến năm 1952, cha bị quân Pháp đóng đồn ở Thanh Khê bắt cóc và mang vào Đà Nẵng. Kể từ đó giáo dân Tân Phong không còn cha quản xứ, chỉ có các cha lân cận kiêm nhiệm, mãi đến năm 2006, tức 54 năm sau, bề trên mới bổ nhiệm cha GB. Nguyễn Thụy Sỹ làm chánh xứ.

Năm 1968, máy bay Mỹ phá sập nhà xứ, nhà thờ bị hư hỏng nặng, chỉ có tháp chuông là đứng vững. Tất cả trở nên đơn côi, lạnh lẽo và hoang tàn. Cũng trong thời gian này, nhà thờ các giáo họ bị bom đánh bình địa.

Tuy nhiên, trong những năm thiếu vắng cha chánh xứ, thời thế lại nhiễu nhương khó khăn, Tân Phong tồn tại là nhờ sự yêu thương của các cha phụ trách và lòng đạo đức của bà con giáo dân, của các vị trong Ban hành giáo xứ, họ…

Đến năm 2001, giáo dân Tân Phong đã đạt con số trên 3.000 người, nhà thờ cũ không còn đáp ứng được nhu cầu phụng vụ của bà con giáo dân nữa nên linh mục quản nhiệm là cha Phêrô Nguyễn Bình Yên và con cái giáo xứ đã cùng nhau hợp sức xây dựng nhà thờ mới. Công trình khởi công ngày 22/8/2001 và hoàn thành hơn 1 năm sau đó. Ngày 15/11/2002, Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã long trọng cắt băng khánh thành và làm lễ cung hiến. Những năm sau đó nhiều nhà thờ họ cũng được tái thiết hoặc xây mới.

Giáo xứ Lũ Đăng – Tân Phong đang hòa mình vào dòng chảy chung của giáo phận. Nhìn lại lịch sử, thay vì kết án, chúng ta luôn nhận ra hồng ân mà Chúa đã ban cho con cái Ngài. Từ đó, con cái biết quý trọng đức tin, đó là cả gia tài to lớn mà tổ tiên để lại bằng giá máu, nước mắt và bằng chính mạng sống của các ngài.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ THỦY VỰC

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1940, tách từ giáo xứ Xuân Hòa
– Quan thầy: Đức Mẹ Camêlô
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Thủy Vực
– Địa chỉ: xã Quảng Hợp, Quảng Trạch, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Phạm Xuân Hòa
– Các giáo họ: Thủy Vực
– Tổng số giáo dân: 1.366
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Từ cửa Roòn rẽ về phía tây khoảng 15km, chúng ta sẽ thấy ngôi thánh đường với tháp cao tọa lạc dưới chân dãy Hoành Sơn. Đó là thánh đường của giáo xứ Thủy Vực.

Giáo xứ Thủy Vực thuộc thôn Thanh Xuân, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình., được thành lập năm 1940, tách từ giáo xứ Xuân Hòa

Bề trên giáo phận qua các thời kỳ, nên từ khi thành lập tới nay, Thủy Vực luôn có các chủ chăn trực tiếp coi sóc. Cha xứ tiên khởi là cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Viêng.

Đời sống đạo ngày càng phát triển, tuy nhiên, với đặc thù là một giáo xứ vùng sâu vùng xa, dân cư sống thưa thớt dưới chân núi nên việc quy tụ sinh hoạt các đoàn thể rất khó khăn. Mùa nắng hầu hết các khe suối đều khô cạn, nước sinh hoạt khan hiếm; mùa mưa thì kéo dài ngập lụt. Đa số giáo dân sống bằng nghề rừng hay ruộng rẫy nên thu nhập thấp, cuộc sống chưa hoàn toàn ổn định, còn nhiều khó khăn.

Sau gần 70 năm hình thành và phát triển, giáo xứ hiện chỉ có 1 giáo họ độc lập  với tổng số giáo dân là 1.366 người, do linh mục Phêrô Phạm Xuân Hòa quản nhiệm. Giáo xứ hiện có hai hội đoàn: Gia Đình Thánh Tâm và Mân Côi.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ TRỪNG HẢI

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1929
– Quan thầy: Thánh Phêrô
– Địa giới: trên địa bàn vùng duyên hải cửa Roòn, dọc theo quốc lộ 1A.
– Trụ sở: Giáo họ Phú Xuân.
– Địa chỉ: xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phanxicô Nguyễn Anh Tuấn
– Các giáo họ: Phú Xuân, Xuân Hải, Hải Đông.
– Tổng số giáo dân: 2.250
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Giáo xứ Trừng Hải thuộc thôn Phú Xuân, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; trên địa bàn vùng duyên hải cửa Roòn, dọc theo quốc lộ 1A.

Giáo xứ được thành lập vào năm 1929 dưới thời Đức cha Bắc, sau bao thăng trầm của thời cuộc, giáo xứ đi vào thầm lặng có lúc như bị lãng quên. Mãi đến năm 1978, giáo xứ được tái lập và sinh hoạt cùng các giáo xứ trong giáo hạt Bình Chính.

Sau hơn 95 năm xây dựng và phát triển, Trừng Hải hiện có 2.250 giáo dân với 3 giáo họ là Phú Xuân, Xuân Hải và Hải Đông.

Giáo xứ hiện có các hội đoàn tông đồ: Gia Đình Thánh Tâm và Mân Côi. Là giáo xứ miền biển, người dân sống bằng nghề sông nước, những năm trước đây, kế sinh nhai tùy thuộc nhiều vào sự may rủi của những lần đi biển nên gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với ơn Chúa qua sự bầu cử của thánh cả Phêrô, bổn mạng giáo xứ và nổ lực không mệt mỏi của những người con Trừng Hải, đã có nhiều thay đổi trong đời sống và tư duy kinh tế. Cuộc sống dân sinh và trình độ văn hóa của con em giáo xứ Trừng Hải ngày càng được nâng cao.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ XUÂN HÒA

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 1918, tách từ Giáo xứ Nhân Thọ
– Quan thầy: Thánh Phêrô Cả
– Địa giới: Ngược theo quốc lộ 1A vào Nam qua Đèo Ngang hơn 20km, bao gồm Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Trụ sở: Giáo họ, giáo xứ  Xuân Hòa
– Địa chỉ: xã Quảng Xuân, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Micae Trần Trung Năng
– Các giáo họ: Xuân Hòa
– Tổng số giáo dân: 4.278
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Ngược theo quốc lộ 1A vào Nam qua Đèo Ngang hơn 20 km, du khách trông về hướng đông sẽ thấy tháp chuông ngôi nhà thờ tọa lạc sừng sững: đó chính là nhà thờ giáo xứ Xuân Hòa, hạt Bình Chính.

Cách đây mấy trăm năm về trước, ông bà tổ tiên từ giáo họ Ngoại Hải dắt dìu nhau về nơi đây lập nghiệp và cũng từ đó xóm đạo Kẻ Câu được hình thành, trực thuộc giáo xứ Nhân Thọ.

Mãi đến năm 1918, xóm đạo nhỏ này mới được công nhận là giáo xứ Xuân Hòa. Cũng như bao miền quê trong giáo hạt Bình Chính, con người và mảnh đất này đã chịu đựng biết bao tủi nhục, đắng cay, vất vả nhọc nhằn, vùi dập của hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh, do nền kinh tế yếu kém, dân chúng đại đa số sống bằng nghề biển. Thế nhưng, giáo xứ Xuân Hòa nhờ ơn Chúa vẫn đứng vững và đời sống đức tin vẫn không ngừng thêm mặn nồng.

Dưới bóng tháp chuông in bóng trên nền cát, tọa lạc bên bờ biển Đông, chính nơi đây đã chứa đựng dấu ấn các vị chủ chăn: cha Dông (Dong) (1918), cha Kiểng, cha Đổng, cha Hảo, cha FX. Trương Cao Khởi (1945-1947), Phaolô Phạm Minh Tâm (1960-1976), Antôn Hoàng Minh Tâm (1994-2000), Gioan Trần Thanh Lan (2000-2008), Giacôbê Nguyễn Trọng Thể (2008-2013).

Số giáo dân hiện nay của giáo xứ là 4.278 người, do cha Micae Trần Trung Năng coi sóc.

Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, khi thuận lợi, lúc khó khăn, hiện nay, dưới sự dẫn dắt của cha tân quản xứ Micae cùng với sự cộng tác của các nữ tu Mến Thánh Giá Hướng Phương, sự hoạt động năng nổ của các vị trong Hội đồng Mục vụ nhờ đó đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận. Cụ thể, chiều hướng phát triển đời sống đạo của Xuân Hòa bắt đầu mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, các hội đoàn được thành lập và phát triển như: Gia Đình Thánh Tâm, Phan Sinh Tại Thế.

Do đặc thù của một giáo xứ miền biển nên trình độ văn hóa chỉ mới đạt ở mức độ trung bình, ngoài việc phổ cập tiểu học thì số con em học lên cao vẫn còn khiêm tốn.

Xuân Hòa là giáo xứ nhất xứ nhất họ, nằm dài bên bờ biển xanh với bãi cát vàng sạch đẹp, con người chất phác, hiền hòa và giàu lòng nhân ái. Nhất họ nhất xứ cũng là cái thuận lợi nhất của giáo xứ nhưng ngôi thánh đường hiện tại còn nhỏ hẹp với sức chứa từ 600-700 người. Những ngày Chúa nhật hay đại lễ thì có tới 2/3 số giáo dân ở ngoài nhà thờ.

Hy vọng trong một tương lai gần với ơn Chúa, sự nổ lực của bà con giáo dân, giáo xứ Xuân Hòa chắc chắn sẽ có nhiều đổi thay.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN

GIÁO XỨ DIÊN PHÚC

THÔNG TIN CHUNG

– Thành lập: 2023, tách từ Giáo xứ Đan Sa
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở:
– Địa chỉ: Phường Quảng Phúc, Tx. Ba Đồn, Quảng Bình
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Mai Xuân Ái, Quản nhiệm.
– Các giáo họ: Giáo họ Diên Phúc
– Tổng số giáo dân: 2.076
– Các sở dòng:

LỊCH SỬ GIÁO XỨ

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

.

VIDEO - HÌNH ẢNH

ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ

TIN BÀI LIÊN QUAN