NHÌN XA HƠN CUỘC KHỦNG HOẢNG COVID-19
BÀI 1: CHÚNG TA SẼ GẶP LẠI NHAU VỚI CÁI NHÌN NÀO?
Cha Lombardi bắt đầu loạt bài viết mới để nhìn xa hơn về tương lai đang chờ đợi chúng ta: Chúa Giêsu không phải là một sự biểu hiện ảo của Thiên Chúa, mà sự nhập thể của Người, chính là để chúng ta có thể gặp gỡ Người. Và Người nói với chúng ta rằng Người hiện diện và chờ đợi chúng ta trong người khác.
Trong những ngày này, tôi đã đọc lời xác quyết của một nhà tư tưởng Nga: «Mối tương quan giản dị giữa con người là điều quan trọng nhất trên thế giới!». Điều này gợi nhớ trong tôi một bài hát hay đầy niềm vui từ vài thập kỷ trước, được phát động bởi một phong trào dễ thương của những bạn trẻ, đề cao tình bạn và tình huynh đệ giữa các dân tộc: «Viva la gente!» (tạm dịch «Con người muôn năm!»). Ai đó chắc chắn nhớ nó. Bài hát nói về nhiều người chúng ta gặp mỗi sáng trên đường đi làm; ai đó nói rằng: «Nếu càng nhiều người nhìn vào mọi người với sự quý mến, chúng ta sẽ có ít người khó tính và nhiều hơn những người tốt lành…» và điều này đã truyền cảm hứng cho nhiều tâm tình khôn ngoan và tích cực. Tôi đã nghĩ lại điều đó nhiều hơn trong vài năm gần đây khi đi trên phố, gặp nhiều người bận bịu và như khép lại với chính mình, và nhiều người khác với những dây nghe thò ra từ đôi tai, họ tập trung chằm chằm vào màn hình điện thoại di động hoặc nói to trong không khí với những ai không biết, không cần biết đến những người đang đi cùng trên xe buýt cách họ vài centimet. Dường như với tôi, niềm vui thích nhìn người khác với lòng nhân từ và sự chú ý ngày càng hiếm hơn và sự xâm chiếm ngày càng rộng của các hình thức giao tiếp mới trong cuộc sống hàng ngày khiến chúng ta trở nên như những người xa lạ.
Sau vài tuần đóng cửa trong nhà, tôi rất mong muốn được gặp lại những gương mặt khác nhau trên đường phố. Tôi hy vọng rằng sớm hay muộn, vào thời gian thuận lợi, điều này có thể xảy ra cũng như không cần khẩu trang và không có dải nhựa làm phân cách và tôi hy vọng có thể chuyển trao với họ một lời thân thiện, hoặc thậm chí chỉ là một nụ cười chân thành. Nhiều người trong chúng ta trong những tháng này đã rất đỗi ngạc nhiên về khả năng mang lại của truyền thông kỹ thuật số và chúng ta hy vọng sẽ tận dụng nó trong tương lai, nhưng với sự kéo dài của tình trạng cách ly, chúng ta đã hiểu rằng chúng là không đủ.
Chúng ta sẽ gặp lại nhau vào ngày kia trên đường phố hoặc trong tàu điện ngầm như thế nào? Liệu chúng ta có thể tái tạo sự bình yên nơi các không gian chung trong các thành phố chúng ta không? Chúng ta sẽ bị giới hạn, điều kiện hóa bởi sự sợ hãi và nghi ngờ, hoặc nhờ vào sự giúp đỡ khôn ngoan hy vọng từ các nhà khoa học và nhà lãnh đạo, chúng ta sẽ có thể cân bằng đúng mức sự thận trọng với mong muốn lấy lại và tái tạo chất lượng của sự sống chung hàng ngày, chính bức vẽ của thế giới con người – như chúng ta đã nói lúc đầu – «Là điều quan trọng nhất trên thế giới»? Chúng ta sẽ nhận ra (nhiều hay ít hơn trước?) rằng chúng ta là gia đình nhân loại tiến bước dưới ngôi nhà chung trong hành tinh duy nhất của chúng ta Trái đất?
Đại dịch hiện tại đã khiến chúng ta cảm nghiệm một khía cạnh có vấn đề mang tính toàn cầu hóa mà tất cả chúng ta sẽ phải tính đến trong tương lai, chúng ta sẽ biết tìm thấy sự thôi thúc của tình huynh đệ giữa các dân tộc vượt ra ngoài biên giới, sự đón tiếp nồng hậu và mới lạ nơi sự đa dạng, niềm hy vọng chung sống trong một thế giới hòa bình?
Chúng ta sẽ bảo vệ bản thân chúng ta thế nào và chúng ta sẽ nhìn thân thể người khác ra sao? Phải chăng thân thể ấy là con đường lây nhiễm, một rủi ro nguy hiểm phải đề phòng, hay thân thể ấy là biểu hiện tâm hồn của một người chị em, anh em? Bởi vì chiều sâu của mỗi thân thể con người chính là: Biểu hiện cụ thể của một linh hồn – độc nhất, xứng đáng, quý giá, tạo vật của Thiên Chúa, hình ảnh của Ngài… Thật tuyệt vời âm sắc của giọng nói, nhịp điệu của những bước chân, và trên hết là nụ cười của những người thân yêu! Mà hơn thế nữa, điều này sẽ không áp dụng cho tất cả những người chúng ta gặp gỡ? Vì vậy, việc lấy lại tự do khỏi virút corona cũng sẽ giúp chúng ta thoát khỏi các loại virút khác trong thể xác và trong tâm hồn, vốn khiến chúng ta không thể nhìn thấy và gặp được kho tàng đang ở nơi tâm hồn của người khác, hay chúng ta sẽ trở nên chủ nghĩa cá nhân ích kỷ nhiều hơn?
Công nghệ kỹ thuật số có thể làm trung gian và đồng hành hữu ích nơi mối tương quan của chúng ta, nhưng sự hiện diện thể lý cùng nhau của con người, của chính thân thể họ như sự trong sáng của tâm hồn, của sự gần gũi và của cuộc gặp gỡ nhau, chúng vẫn là điểm khởi đầu và điểm quy chiếu căn nguyên cho kinh nghiệm và hành trình của chúng ta. Chúa Giêsu không phải là một sự biểu hiện ảo của Thiên Chúa mà sự nhập thể của Người, chính là để chúng ta có thể gặp gỡ Người. Và Người nói với chúng ta rằng Người hiện diện và chờ đợi chúng ta trong người khác, trong người nghèo (và ai lại không nghèo trong một cách thế nào đó, người ấy biết được điều đó hoặc không?) và rằng trong khuôn mặt của người khác mà chúng ta có thể và phải biết cách nhận ra khuôn mặt của Người.
Với đôi mắt nào, với trái tim nào, với nụ cười nào chúng ta sẽ bước đi trên những con đường và gặp gỡ biết bao người, những người mà, trong những tháng qua họ có vẻ là xa lạ, nhưng xét cho cùng, chúng ta cũng thấy nhớ họ, và như chúng ta, họ cũng thấy ước mong được gặp lại chúng ta trên những con đường hàng ngày trong cuộc sống của họ, trong thế giới chung của chúng ta?./.
Federico Lombardi, S.J.
Lm. Phaolô Nguyễn Thanh Tuấn dịch từ vaticannews.va/it
Có thể bạn quan tâm
Những khoảnh khắc đáng nhớ 12 năm triều đại Đức cố Giáo hoàng..
Th4
VPTGM-GPHT: Thông báo Thành lập giáo xứ và bổ nhiệm linh mục
Th4
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2025: Ngày 24 Tháng 4
Th4
12 câu nói then chốt định hình 12 năm triều đại giáo hoàng..
Th4
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2025: Ngày 23 Tháng 4
Th4
Điều gì xảy ra sau khi Đức Giáo hoàng qua đời?
Th4
Thông Báo Văn Phòng Đại Diện Toà Thánh Vatican Tại Việt Nam Tiếp..
Th4
Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Thông Báo Cử Hành Thánh..
Th4
Truyền hình trực tiếp Nghi thức Di Quan ĐTC Phanxicô (23/04)
Th4
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2025: Ngày 22 Tháng 4
Th4
Thánh lễ an táng Đức Thánh Cha sẽ được cử hành vào thứ..
Th4
Hội Đồng Giám Mục Khai Mạc Hội Nghị Thường Niên I/2025 Và Cầu..
Th4
Thông cáo triệu tập Hồng Y Đoàn chuẩn bị Mật Viện
Th4
Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời do đột quỵ não và suy tim..
Th4
Bắt đầu 9 ngày tang của Giáo hội Công giáo hoàn vũ
Th4
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Thông Báo Về Việc Đức Giáo Hoàng..
Th4
Gia Đình Giáo Phận Dâng Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha..
Th4
Tông Hiến Universi Dominici Gregis Về Việc Tông Tòa Trống Ngôi Và Cuộc..
Th4
Lưu Ý Phụng Vụ Trong Thời Gian Tông Tòa Trống Ngôi
Th4
Tiểu sử Đức Thánh Cha Phanxicô – Vị Giáo hoàng đầu tiên đến..
Th4