Theo truyền thống, Giáo hội Công giáo dành riêng tháng Ba để tôn kính Thánh Giuse, Phu quân của Đức Trinh nữ Maria và Dưỡng phụ của Chúa Giêsu. Đặc biệt là những người cha nên phát triển lòng sùng kính Thánh Giuse, vì chính Thánh Giuse đã được Thiên Chúa chọn để chăm sóc Chúa Con. Các kinh nguyện nên kết hợp với lời cầu xin cùng Thánh Giuse, đặc biệt trong tháng Ba này.
Kinh cầu này đã được Thánh GH Piô X (1903-1914) phê chuẩn, cho thấy lòng sùng kính Thánh Giuse được phát triển từ thế kỷ XX. Có nhiều phép lạ và nhiều danh xưng dành cho Thánh Giuse, điều đó nhắc chúng ta rằng Dưỡng phụ của Chúa Giêsu là mẫu gương hoàn hảo về đời sống Kitô giáo. Như các kinh cầu khác, Kinh cầu Ông Thánh Giuse được làm ra để đọc chung, nhưng vẫn có thể đọc riêng. Trong đó dùng nhiều tôn danh và nói đến nhiều nhân đức của vị thánh “không nói, làm nhiều” này.
Chân phước GH Gioan XXIII (1958-1963) cũng yêu mến Thánh Giuse và đã soạn một kinh dâng những người lao động cho ngài, vì ngài là một người lao động bằng nghề thợ mộc, tuy nghèo nhưng chân chính. Vì thế, ngài là thánh bổn mạng của giới lao động và là Đấng bảo trợ những vụ khó khăn, đặc biệt là bầu cử cho chúng ta trong cơn hấp hối. Là người “chống mũi chịu sào” đưa Thánh Gia vượt qua mọi giông tố cuộc đời, ngài còn là mẫu gương về đức khiết tịnh – Nhánh Huệ Nước Trời.
Chúng ta không biết nhiều về ngài. Có lẽ ngài quá khiêm nhường, không hề nói gì, sử sách cũng không ghi chép gì nhiều về ngài. Chúng ta chỉ có thể thấy “bóng dáng” ngài trong Phúc âm: Phu quân của Đức Trinh nữ Maria và Dưỡng phụ của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, Kinh thánh tôn vinh ngài là “người công chính”, và Giáo hội đã hướng về ngài để xin ngài bảo trợ. Trong Tông thư Quamquam Pluries (Về lòng sùng kính Thánh Giuse) năm 1889, ĐGH Leo XIII giải thích lý do chúng ta đặt niềm tín thác vào Thánh Giuse:
“Khi trao Đức Mẹ cho Thánh Giuse để làm Hiền thê, Thiên Chúa không chỉ đặt ngài làm bạn đời của Đức Mẹ, mà còn làm nhân chứng cho sự trinh khiết của Đức Mẹ, bảo vệ danh dự của Đức Mẹ, đồng thời thể hiện nhân đức trong hệ lụy hôn nhân và tham dự vào phẩm giá tuyệt vời của Đức Mẹ.Thánh Giuse quan tâm chăm sóc mọi nhu cầu của gia đình tại Nadarét và bảo vệ gia đình ấy, ngày nay ngài sẽ phủ áo choàng bảo vệ của ngài để bảo vệ Giáo hội của Chúa Giêsu”.
Một trăm năm sau, ĐGH Gioan Phaolô II đã tiếp bước vị tiền nhiệm bằng cách công bố Tông huấn Redemptoris Custos (Người Chăm Nom Đấng Cứu Thế) vào ngày 15-8-1989, với hy vọng rằng mọi người có thể phát triển lòng sùng kính Đấng Bảo trợ của Giáo hội Hoàn vũ. Ngài bảo trợ nhiều người, nhiều thứ. Ngài bảo trợ những người hấp hối vì Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã ở bên ngài khi ngài hấp hối. Ngài cũng là bổn mạng các gia trưởng, các thợ thuyền, và những người hoạt động vì công bình xã hội. Nhiều dòng tu cũng tôn ngài làm Đấng bảo trợ đời sống tu trì.
Giáo hội khuyến khích chúng ta sùng kính Thánh Giuse vì ngài là mẫu gương anh dũng trong việc thực hành các nhân đức. Đọc Phúc âm chúng ta có thể thấy đức tin, đức cậy và đức ái của ngài trong những hoàn cảnh khó khăn. Ngài cẩn trọng khi chăm sóc vợ con, ngài tỏ ra có tài lãnh đạo khi bảo vệ và giúp đỡ vợ con. Ngài đạo đức, tinh tế và chân thật. Ngài công chính khi đối xử với Thiên Chúa và con người, đồng thời nổi bật về sức chịu đựng và can đảm, đặc biệt về đức khiết tịnh. Ngài còn bảo vệ và bênh vực nhân đức của Đức Mẹ khi còn đang thời gian đính hôn và khi sống đời hôn nhân. Cả hai đều khấn giữ đồng trinh vì Chúa, đám chìm trong tình yêu Thiên Chúa. Thời gian trôi qua, Giáo hội minh định rằng Đức Thánh Giuse không chỉ là thánh nhân đối với một số người mà ngài còn giúp đỡ mọi người (Cuốn St. Joseph: a Theological Introduction của Michael D. Griffin, Dòng kín Camêlô). Từ cuối thế kỷ XIX, người ta còn có cách sùng kính ngài bằng phong trào đạo đức là Bảy Ngày Thứ Tư.
Lễ trọng mừng Thánh Giuse (19-3) rơi vào Mùa Chay, khi Giáo hội tập trung vào việc chuẩn bị kính nhớ Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu Kitô. Phụng vụ muốn mọi người nhận biết tầm quan trọng của ý nghĩa Mùa Chay, do đó việc sùng kính Thánh Giuse trong tháng Ba nhằm khuyến khích mọi người noi gương sống thánh thiện của ngài nhiều hơn theo tinh thần Mùa Chay.
Tháng Ba nhắc nhở chúng ta điều quan trọng: “Hãy đến cùng Giuse – Ite ad Joseph” (St 41:55). Thánh nữ Têrêsa Avila (Tiến sĩ Giáo hội) cũng nhắc nhở: “Tôi xin Thánh Giuse cái gì cũng được. Ai không tin, hãy thử mà xem”.
Lạy Thiên Chúa, xin dạy chúng con biết kính yêu ông bà và cha mẹ như Chúa Giêsu đã sống hiếu thảo với Đức Mẹ và Thánh Giuse, xin giúp chúng con biết noi gương Thánh Giuse là can đảm sống ngay chính trong mọi hoàn cảnh và không ngừng canh tân đời sống. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
Trầm Thiên Thu
Nguồn:thanhlinh.net
Xem thêm
Đức Bênêđictô XVI: Sự im lặng của thánh Giuse cũng là cách ngài nói
Có thể bạn quan tâm
Chiếm Trọn Spotlight Của Đức Maria và Người Trẻ
Th12
Suy Niệm Lễ Thánh Gia Thất – Năm C
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa (01/01/2025)
Th12
Nghi Thức Khai Mạc Năm Thánh 2025 Tại Các Hội Thánh Địa Phương
Th12
Đức Thánh Cha Mở Cửa Thánh Tại Nhà Tù Rebibbia: Hãy Nắm Lấy..
Th12
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo
Th12
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ
Th12
Ý nghĩa của hành hương Năm thánh?
Th12
Cửa Thánh: Nguồn Gốc, Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Việc Mở Cửa Thánh
Th12
Trực Tiếp Sứ Điệp Giáng Sinh Năm 2024 Và Phép Lành Toàn Xá..
Th12
Đức Thánh Cha Chủ Sự Nghi Thức Mở Cửa Thánh Đền Thờ Thánh..
Th12
Ngày 26-12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi
Th12
Đức cha Louis chủ sự đại lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Chính..
Th12
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12