Nagasaki – Cách đây hai ngày, Ủy ban UNESCO đã quyết định: đưa vào danh sách của Liên Hợp Quốc 12 địa điểm ở Nagasaki và khu vực Amakusa, các địa điểm biểu tượng của cuộc bách hại tàn bạo chống Kitô hữu trong thời kỳ Edo (1603-1867). Như thế các nơi chốn của Kitô giáo “thầm lặng” ở Nhật Bản trở thành di sản của nhân loại.
Một trong những địa danh được công nhận là di sản thế giới là nhà thờ chính tòa Oura Nagasaki, nhà thờ cổ xưa nhất trong nước, đã từng được công nhận là một kho báu quốc gia. Ngôi nhà thờ được hai nhà truyền giáo người Pháp thuộc Hội Truyền giáo hải ngoại xây dựng vào năm 1864 để tôn vinh 26 vị tử đạo Kitô giáo; gồm 9 người châu Âu và 16 người Nhật. Tại đây nổi tiếng với một sự kiện mà Đức Giáo hoàng Piô IX gọi là “phép lạ của phương Đông”: sau lễ khánh thành, một nhóm những người từ làng Urakami hỏi cha Petitjean – một trong hai nhà truyền giáo đã xây dựng nhà thờ– rằng họ có thể vào nhà thờ để chào Đức Maria”. Họ chính là “Kakure Kirishitans”, con cháu của các Kitô hữu Nhật Bản đầu tiên buộc phải giấu tên, và theo sau họ là hàng chục ngàn Kitô hữu hầm trú đến nhà thờ và tiếp tục thực hành đạo.
Cũng nằm trong danh sách di sản được UNESCO bảo vệ là những gì còn lưu lại của lâu đài Hara – một trong những cảnh của cuộc nổi dậy “Shimabara-Amakusa” (1637) của người Công giáo, theo sau cuộc bách hại trở nên khắc nghiệt hơn – và làng Sakitsu, trong tỉnh Kumamoto (Amakusa), nơi các Kitô hữu tiếp tục thực hành đức tin của họ trong bí mật.
Quyết định này của UNESCO được Giáo hội Công giáo Nhật Bản hân hoan đón nhận. Đức Hồng y Thomas Aquino Manyo Maeda – hậu duệ của các Kitô hữu “thầm lặng” – nói với tờ Japan Times rằng sự công nhận sẽ cho phép mọi người khám phá lịch sử Kitô giáo tại Nhật Bản, được “tóm lại” trong sự tha thứ và thấu hiểu: “Sự ghi nhận mang lại một cái gì đó sâu sắc và có nghĩa, trong đó một sự hòa bình thực sự cho các dân tộc đến khi có sự tôn trọng lẫn nhau”.
Đức cha Joseph Mitsuaki Takami, Tổng Giám mục Nagasaki, bày tỏ với hãng tin Asia News sự hài lòng tương tự: “Trong 250 năm, Kitô giáo đã bị bách hại tại Nhật Bản. Bây giờ, nó được công nhận trong lịch sử, và nhiều người Nhật Bản bắt đầu quan tâm đến Kitô giáo. Nhiều người sẽ đến những nơi này để thăm viếng: đối với chúng tôi đây cũng là cơ hội để truyền giáo”.
Việc khám phá lại lịch sử Kitô giáo Nhật Bản cũng phải liên quan đến chính các tín hữu, họ được kêu gọi nghiên cứu “lịch sử của tổ tiên”: vì điều này vào ngày 1 tháng 4, giáo phận Nagasaki khánh thành một bảo tàng lịch sử Kitô giáo Nhật Bản, trong dinh tòa cũ của giám mục. Đức cha Takami kết luận: “Chúng ta cần phải nhớ lịch sử bởi vì nó không phải là những tòa nhà quan trọng, nhưng câu chuyện đằng sau đó. Đó là lịch sử của đức tin có giá trị phổ quát”.
(Asia News 02/07/2018)
Ngọc Yến
Nguồn: radiovaticana.va
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12