Cách đây nhiều năm có một khẩu hiệu chống tốc độ bên đường cao tốc ở Nhật Bản viết: “Nhật Bản là một quốc gia nhỏ. Bạn đi đâu mà vội vàng thế?”
Ý ở đây muốn nói trong một quốc gia nhỏ, không cần phải chạy nhanh vì không phải mất quá lâu để đến nơi bạn cần đến ngay cả khi tuân thủ quy định giới hạn tốc độ.
Những người theo dõi các trận đấu World Cup đã ngạc nhiên, thích thú, ngượng ngùng và có lẽ được khai trí khi thấy các cảnh được phát đi trên toàn thế giới quay các cổ động viên Nhật Bản dọn rác trên sân vận động sau các trận đấu họ đến xem.
Một nhà báo đã miêu tả hành động này gây “kinh ngạc”. Cho đến nay các cổ động viên Nhật Bản đã làm việc này hai lần, và lần thứ hai có các cổ động viên Senegal tham gia, hai đội vừa có trận hòa trước đó.
Có thể nói việc dọn này có liên quan đến kích thước nhỏ bé của Nhật Bản.
Quốc gia này đã suy giảm một số mặt từ khi trở thành cường quốc cách đây vài thập niên, khi đó các chuyên gia tiên đoán “Nhật Bản là Số Một”, và có khả năng tiếp tục đi xuống chậm do dân số lão hóa, và bị các nước khác đáng chú ý nhất là Trung Quốc qua mặt về sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là và chắc chắn sẽ vẫn là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Sức mạnh đó làm cho người ta dễ dàng bỏ qua hai sự việc từng là vấn nạn chính của Nhật Bản: nghèo khổ và đông đúc.
Người ta dễ dàng quên mất hay không hề biết rằng Nhật Bản từng là một nơi rất nghèo hầu như xuyên suốt lịch sử đất nước này. Họ không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ là một quốc đảo có nhiều đồi núi và đất bằng phẳng để canh tác rất ít.
Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất, bão, sóng thần, núi lửa. Đói kém và các thảm họa luôn làm cho cuộc sống của họ rơi vào tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên trong thời nay nhờ có công nghệ giảm bớt một số hậu quả.
Hơn 18.000 người bị thiệt mạng cách đây chưa đầy một thập niên khi trận sóng thần do động đất gây tàn phá miền bắc Nhật Bản.
Phần lớn tính giản dị trong kiến trúc và đời sống của người Nhật Bản được nước ngoài khâm phục là do nghèo khổ mà ra.
Đồ ăn Nhật Bản có ít gia vị, họ ăn cá sống, rau và tắm chung. Người Nhật sống và ăn uống như thế có thể là do thiếu nguyên vật liệu và củi đốt hơn là do nghệ thuật ẩm thực hay mỹ học.
Tiếp theo là đông đúc. Như biển báo giao thông viết: Nhật Bản là một quốc gia nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn vì nước họ có tới 85% diện tích là đồi núi không thể ở được.
Do đó người dân buộc phải sống chung với nhau trong các thị xã và thành phố đông đúc. Tokyo có khoảng 38 triệu dân sinh sống, là vùng đông dân cư nhất thế giới. Thậm chí hồi thế kỷ 18 thành phố này lúc đó được gọi là Edo, là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, nếu không nói là thành phố đông nhất.
Là Kitô hữu, tôi không thể không nghĩ rằng bằng cách nào đó Chúa Thánh Thần đã đóng vai trò trong sự phát triển văn hóa của Nhật Bản theo một cách hoàn toàn khác.
Trong văn hóa Nhật Bản, có thể tội bị lên án nhất là meiwaku, gây phiền toái hay bất tiện cho người khác.
Để tránh gây meiwaku, ta phải luôn ý thức về sự hiện diện, nhu cầu và sự tiện lợi của những người xung quanh ta. Đó có cách duy trì sự hòa hợp trong xã hội trong những tình huống có nhiều lợi ích và nhu cầu cạnh tranh.
Ví dụ về nhu cầu tránh tội meiwaku thâm căn cố đế đó là chiến dịch quảng cáo chống hút thuốc của Nhật Bản. Những chiến dịch như thế ở các nước khác tập trung vào tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút thuốc.
Thế nhưng ở Nhật Bản các mục quảng cáo này nhấn mạnh đến khói thuốc, mùi khói thuốc khó chịu đối với những người không hút thuốc, vứt tàn thuốc xả rác, vv. Chiến dịch này có tác dụng: tình trạng hút thuốc giảm. (Một thông điệp nữa trong đó có lẽ dành cho người trẻ đó là tập hút thuốc là đang đốt tiền và chiếm mất tay cầm các thiết bị điện tử).
Tất nhiên xả rác là meiwaku. Và do đó các cổ động viên Nhật Bản nhặt rác ở sân vận động sau các trận đấu là việc làm quá quen thuộc đối với họ.
Không rõ việc các cổ động viên Senegal cùng người Nhật Bản tham gia dọn rác là do văn hóa của họ hay có cảm hứng bắt chước người Nhật Bản. Dù gì đi nữa thì họ cũng đáng khen ngợi vì noi gương.
Trong một thế giới ngày càng đô thị hóa quá nhanh, mọi xã hội cần phải biết cách đối phó những thách thức của tình trạng có quá nhiều người chen chúc trong một nơi quá nhỏ. Giải pháp của người Nhật Bản dành giải quyết vấn đề này có thể trở thành mô hình về cách duy trì sự hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau và thậm chí là tính sạch sẽ.
Nguồn: ucanews.com
Có thể bạn quan tâm
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11
Tháng 11 – Hiệp Thông Trong Tình Yêu
Th11
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nicaragua bị trục xuất sang Guatemala
Th11
VPTGM-GPHT: Thư Rao Truyền Chức Phó Tế
Th11
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Người Nghèo Lần Thứ 8 Năm 2024
Th11
Những ước mơ của ĐTC Phanxicô trong Sắc chỉ công bố Năm Thánh..
Th11
Toà Thánh gửi sứ điệp nhân Ngày Thuỷ sản Thế giới
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIII TN.B: Được Mừng Trọng Thể Lễ Các Thánh..
Th11
Ngày Thế Giới Người Nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô Sẽ Dùng Bữa Trưa..
Th11
Tại Sao Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Sẽ Bỏ Phiếu Cho Một..
Th11
Vì Sao Người Trẻ Dấn Thân – Động Lực Hay Phản Lực?
Th11
Tám cách giúp con trẻ vượt qua nỗi mất mát người thân
Th11
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Hà Tĩnh Khai Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm..
Th11