Bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6, tương truyền kể lại rằng lời kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” được ra đời từ cuộc đối đáp giữa một thiên sứ và một vị giáo hoàng.
Giáo hội dạy chúng ta đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” (tiếng Latinh là Regina Caeli) như là một dấu ấn của mùa Phục Sinh. Đây là một mùa rất dài, kéo dài đến 50 ngày, dài hơn Mùa Chay 10 ngày. Lời Kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” được kết hợp đặc biệt với hai việc đạo đức Công Giáo hàng ngày.
Trước hết, trong các Giờ Kinh Phụng Vụ mà các linh mục, tu sĩ và nhiều giáo dân cử hành, kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” là lời ca vãn Đức Mẹ được cất lên vào phần kết của Kinh Tối trong mùa Phục Sinh.
Thứ đến, Giáo Hội thay thế kinh Truyền Tin hàng ngày bằng Kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” trong suốt mùa Phục Sinh, là lời kinh thông thường được hát ba lần mỗi ngày (lúc 6 giờ sáng, 12 giờ trưa và 6 giờ tối).
Kinh Truyền Tin/”Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” được Đức Giáo Hoàng và các tín hữu hành hương đọc công khai tại Quảng trường Thánh Phêrô vào hầu hết các ngày Chúa nhật. Đức Giáo hoàng đưa ra một lời chào ngắn (thường là suy niệm về các bài đọc trong ngày) trước khi xướng kinh cho mọi người đọc theo.
Tương truyền rằng lời kinh này bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6 với Đức Giáo hoàng Grêgôriô Cả. Theo giai thoại, khi thành phố Rôma bị một trận dịch tấn công, thánh Grêgôriô đã dẫn đầu một đoàn rước từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô đi qua lăng mộ Hadrian để kêu cầu chấm dứt đại dịch.
Sau đó, trên đỉnh lăng mộ, ngài nhìn thấy một thiên thần đang hát lên những lời của kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng”. Ngài đối đáp lại bằng lời cầu nguyện: “Ora pro nobis Deum, Alleluia!”, nghĩa là “Xin cầu bầu cùng Thiên Chúa cho chúng con, Alleluia!”
Được gợi hứng từ sự kiện này, từ đó các tín hữu gọi lăng mộ bằng một tên gọi khác: Castel Sant’Angelo (Lâu đài Thánh Thiên Thần) và cây cầu gần đó được gọi là Ponte Sant’Angelo (Cây cầu các Thánh Thiên Thần).
Giáo hội ở Rôma đã nhận được hai món quà vào ngày hôm đó. Trận dịch của thành phố đã chấm dứt và một lời kinh mới đã được sáng tác để giúp nhắc nhở các tín hữu về niềm vui ngay cả trong những thời khắc đau khổ lớn lao.
Cụ thể, chúng ta suy niệm về điều gì trong lời kinh này?
Trước hết, lời kinh này khẳng định với chúng ta rằng Chúa Giêsu đã thực sự sống lại. Điều này phản ánh hành trình mà tất cả các môn đệ đã phải trải qua, gặp gỡ Đấng Phục Sinh và nhờ đó xua tan nghi ngờ để trở nên những chứng nhân của Đức Kitô.
Thứ hai, lời kinh nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa của mùa Phục Sinh. Chúng ta dâng lời ngợi khen vui mừng lên Thiên Chúa với tiếng “Alleluia” sáu lần riêng biệt. Ngoài ra, chúng ta cất lên năm từ khác nhau cùng diễn tả về “niềm vui” (hãy vui mừng, vui mừng, vui vẻ, hân hoan, niềm vui).
“Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” nhắc nhở chúng ta về sự Phục Sinh và ý nghĩa của nó trong cuộc sống chúng ta. Chúa đã sống lại và chúng ta có thể chia sẻ niềm hân hoan Phục Sinh với Đức Maria, Nữ Vương Thiên Đàng. Chúng ta có thể thành tâm ca vang “Alleluia”, chúc tụng Đấng Tối Cao vì quà tặng quý báu là sự sống vĩnh hằng mà Người rộng ban cho nhân loại.
Chúng ta cần được tiếp sức trong hành trình hướng về quê trời. Vì thế, chúng ta chạy đến với Mẹ Maria, nữ tỳ khiêm nhường của Chúa. Chính tấm lòng mở ra với thánh ý Chúa đã đem lại cho Mẹ vinh quang trên thiên quốc. Chúng ta khẩn xin Mẹ cầu bầu sớm hôm để chúng ta được nên giống như Mẹ, được nếm hương vị thiên đàng trọn vẹn trong sự hiệp nhất với Con của Mẹ, là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” là phương cách ngắn gọn để cảm nếm chút hương vị thiên đàng và giữ cho niềm vui Phục Sinh luôn sống động.
Xướng: Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng – Alleluia
Đáp: Vì đấng Mẹ đã đáng cưu mang trong lòng – Alleluia
Xướng: Người đã sống lại thật như lời đã phán hứa – Alleluia
Đáp: Xin cầu cùng Chúa cho chúng con – Alleluia
Xướng: Lạy Đức Nữ Đồng Trinh Maria hãy hỉ hoan khoái lạc – Alleluia
Đáp: Vì Chúa đã sống lại thật – Alleluia
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, là đấng đã làm cho thiên hạ vui mừng quá bội bởi Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại; xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là Thánh Mẫu Người nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời đời. Vì công nghiệp Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.
Tác giả: Jared Dees
Người dịch: My Bùi
Nguồn: Aleteia
Nguồn: dongten.net
Có thể bạn quan tâm
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ
Th12
Ý nghĩa của hành hương Năm thánh?
Th12
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo
Th12
Cửa Thánh: Nguồn Gốc, Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Việc Mở Cửa Thánh
Th12
Trực Tiếp Sứ Điệp Giáng Sinh Năm 2024 Và Phép Lành Toàn Xá..
Th12
Đức Thánh Cha Chủ Sự Nghi Thức Mở Cửa Thánh Đền Thờ Thánh..
Th12
Ngày 26-12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi
Th12
Đức cha Louis chủ sự đại lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Chính..
Th12
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12