
HỘI NGHỊ CÁC ĐẠI CHỦNG VIỆN TẠI VIỆT NAM
Tại TÒA GIÁM MỤC NHA TRANG
05/08/2024- 08/08/2024
Linh mục Giuse Phạm Văn Trọng
Thư ký Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh
“Liên quan đến những người có khuynh hướng đồng tính muốn vào chủng viện hay khám phá ra tình trạng như thế trong thời gian đào tạo…” (số 199).
Nhắc lại lời dẫn vào các số 199, 200, 201 của Ratio để thấy mối quan tâm đặc biệt của giáo hội về thực trạng đồng tính trong việc đào tạo linh mục ngày nay. Đây là một thực trạng được nói đến ngày càng nhiều; nó tác động không nhỏ đến các lãnh vực trong cuộc sống, kể cả tôn giáo và đời tu. Mong muốn hiểu nhiều hơn về các tác động này, hội nghị thường niên của các đại chủng viện tại Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ của giáo phận Nha Trang vào ngày 05/8/2924 đến ngày 08/8/2024 với chủ đề: “Đồng tính dưới góc nhìn khoa học và đức tin trong việc đào tạo linh mục tại Việt Nam”.
Hội nghị năm nay quy tụ gần 60 nhà đào tạo bao gồm đức cha chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh Giuse Đỗ Quang Khang, cha thư ký Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh Giuse Phạm Văn Trọng, quý cha giám đốc, phó giám đốc và quý cha giáo thuộc 11 đại chủng viện của các giáo phận tại Việt Nam.
Vào ngày thứ nhất, bắt đầu từ 14g00, các tham dự viên đã được đón tiếp tại sảnh tiếp tân của Trung tâm mục vụ của giáo phận Nha Trang. Trước bữa ăn huynh đệ vào lúc 18g00, các tham dự viên cùng chụp hình lưu niệm cùng với đức cha Giuse Huỳnh Văn Sỹ, giám mục giáo phận Nha Trang. Sau giờ Chầu Thánh Thể khai mạc do cha giám đốc đại chủng viện Nha Trang chủ sự vào lúc 19g30, các tham dự viên bước vào nghi thức khai mạc hội nghị lúc 20g00 với bầu khí ấm áp và vui vẻ.
Vào ngày thứ hai và thứ ba của hội nghị, toàn thể hội nghị nghe cùng lắng nghe học hỏi, chia sẻ và trao đổi các thắc mắc liên quan đến 06 đề tài thuyết trình bao gồm:
Đề tài 01: Viết lại câu chuyện cuộc đời – Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến
Đề tài 02: Đồng tính với ơn gọi tu trì – Bác sĩ Teresa Nguyễn Lan Hải
Đề tài 03: Đồng Hành – Điều Kiện – Thuận Lợi – Khó Khăn – Cha Đaminh Nguyễn Đức Hạnh (SJ)
Đề tài 04: Đa dạng tính dục – Bác sĩ Maria Huỳnh Đoàn Phương Trúc
Đề tài 05: Đồng tính nam dưới góc nhìn y học giới tính – Bác sĩ Trần Phương Thảo
Đề tài 06: My journey – beyond conflict to fulfillment (Hành trình của tôi- từ mâu thuẫn đến thênh thang và lộng gió) – Thạc sĩ Dương Trần Minh Đoàn
Vào buổi chiều ngày thứ ba, toàn thể hội nghị đã lượng giá công việc và đúc kết hoa trái thu được trong những ngày qua.
(1) Mỗi đề tài là một góc nhìn riêng của mỗi thuyết trình. Dù là Kitô hữu hay không phải là Kitô hữu, tất cả các thuyết trình viên đều gián tiếp khẳng định quan điểm luân lý của giáo hội Công giáo:
+ Cũng giống như mọi người, người có khuynh hướng đồng tính, “có một nhân vị nền tảng. Họ là thụ tạo của Chúa, và nhờ ơn Chúa họ còn là con cái Chúa và được hưởng gia nghiệp đời đời” (Bộ Giáo Lý Đức Tin, Về việc chăm sóc mục vụ những người đồng tính, số 16); vì thế, “họ phải được đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Phải tránh bất cứ dấu hiệu phân biệt đối xử nào với họ” (GLCG số 2358);
+ Dẫu vậy, hành vi đồng tính luyến ái đều là không thể chấp nhận vì gây ra những xáo trộn về đạo đức cho gia đình và xã hội. Họ cần phải tự chủ và luôn ý thức bổn phận trách nhiệm của mình để đem lại hạnh phúc cho mình và những người mà họ có trách nhiệm (x. GLCG 2358-2359)
(2) Các trao đổi xoay quanh các câu hỏi: “Làm thế nào để nhận biết một ứng sinh linh mục có khuynh hướng đồng tính?”, “Đâu là nguyên nhân và cơ chế đưa đến đồng tính?” hay “Có thể thay đổi khuynh hướng đống tính luyến ái của một ứng sinh linh mục hay không?”… chưa có được câu trả lời chắc chắn do giới hạn của các nghiên cứu trên toàn thế giới hiện nay. Tuy nhiên, đó là 01 cơ hội để các tham dự viên hiểu thêm về hiện tượng đồng tính trong xã hội. Đồng thời, các đề tài cũng khơi gợi cho các nhà đào tạo các giải pháp cần thiết cho việc đào tạo linh mục trước thực trạng đồng tính ngày nay.
Sáng ngày cuối cùng của hội nghị, Thánh Lễ bế mạc do đức cha chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ Chủng sinh cử hành chất chứa tâm tình tạ ơn và tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc của ơn gọi linh mục. Cho dẫu việc đào tạo linh mục trong một xã hội nhiều biến động ngày nay phải đối diện với nhiều khó khăn, nhưng các nhà đào tạo luôn vững tin vào sự hiện diện chở che của Thiên Chúa trong công cuộc đào tạo linh mục của Giáo hội hoàn vũ nói chung và của giáo hội Việt Nam nói riêng.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 22/05: Thánh Rita Casica (1381-1457)
Th5
Sức mạnh của sự dịu dàng
Th5
15 lời hứa Đức Mẹ dành cho những ai trung thành Lần hạt..
Th5
Giáo Phận Hà Tĩnh – Ban Tuyển Sinh: Tuyển sinh vào Đại Chủng..
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ
Th5
Bài Giảng Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô Của Đức Tân Giáo..
Th5
Thư Ngỏ Xây Dựng Học Viện, Xây Dựng Hội Thánh
Th5
Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô..
Th5
TGM-GPHT: Thư Rao Truyền chức Linh mục cho Phó tế Khoá XV
Th5
Thủ tướng Ý điện đàm với Đức Thánh Cha Lêô XIV
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh C – Giới Răn Mới
Th5
14 Triều đại Giáo hoàng với Tông hiệu LEO
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV duy trì tài khoản Giáo hoàng trên X..
Th5
Các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong tháng 5
Th5
Sứ Điệp Gửi Quý Phật Tử Nhân Dịp Đại Lễ Vesak 2025: Phật..
Th5
Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Lêô XIV Dành Cho Các Đại Diện..
Th5
Ngày 14/05: Thánh Matthia Tông Đồ
Th5
Đức Giáo hoàng Lêô XIV: Truyền thông cần thúc đẩy hòa bình và..
Th5
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Th5
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5