Kể từ tuần IV Mùa Chay, Phụng vụ Lời Chúa cho chúng ta nghe các bài Tin Mừng của thánh Gioan xoay quanh cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người Do thái về các chủ đề Lề luật, sự tự do và sự sống. Giới lãnh đạo Do thái giáo, qua những cuộc đối thoại, tranh luận này để tìm cách thu thập chứng cứ và củng cố các luận cứ buộc tội Đức Giêsu. Họ nhân danh Lề luật để kết án Ngài, cụ thể là luật ngày Sabat. Họ phủ nhận đặc tính thiên sai của Đức Giêsu khi căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ mang tính phàm trần của Ngài: là con ông Giuse và bà Maria làm nghề thợ mộc ở miền quê Nazaret, nghèo nàn hẻo lánh. Với người Do thái, Đấng Thiên Sai phải xuất thân từ Bêlem, quê hương của tổ phụ Đavit, và trong niềm mong đợi của họ, Đấng đó phải mang một tầm vóc oai hùng, có khả năng giải phóng họ khỏi ách đô hộ của đế quốc Rôma và tái thiết dân tộc Do thái trở nên hùng cường và thịnh vượng hơn cả thời hoàng kim Salomon. Họ còn khép Đức Giêsu vào tội phạm thượng khi Ngài nói Thiên Chúa là cha của Ngài.
Người Do thái coi Đức Giêsu như một kẻ bỏ đạo ông bà để thiết lập một thứ tà giáo mới. Nhưng có một điều sâu xa ẩn phía sau, đó là giới lãnh đạo Do thái giáo sợ tầm ảnh hưởng quá lớn của Đức Giêsu trên dân chúng khiến họ không thể làm những chuyện mờ ám khi nhân danh tôn giáo để trục lợi. Quả thật, ánh sáng sẽ đẩy lui bóng tối, đó là khi Đức Giêsu sẽ phơi bày những việc làm khuất tất, mờ ám của họ khiến họ mất tầm ảnh hưởng trên dân chúng, và từ đó, họ không thể có được những nguồn thu từ những việc làm trái với đạo lý mà họ bày ra để trục lợi cách bất chính.
Nếu những lý do đầu chỉ là thuần túy tôn giáo thì lý do sau mang màu sắc chính trị, và lý do này đã đẩy đến cùng để giới lãnh đạo Do thái tìm cách loại trừ Ngài.
Tin Mừng hôm nay, tiếp nối đoạn Tin Mừng hôm qua, sau khi Chúa Giêsu mặc khải về Ngài là Đấng Hằng Hữu, là Đấng được Chúa Cha sai đến để thực thi ý Người, khi được dương lên cao, “thì có nhiều kẻ tin vào Ngài”. Tức là hôm nay Chúa Giêsu đối thoại với những người đã bén niềm tin rằng Ngài là Đấng Thiên Sai. Nhưng tin như vậy vẫn chưa đủ, cần phải tin Ngài có quyền phép trên ma quỷ, bệnh tật và tội lỗi… Tin Ngài là Đấng có khả năng đem lại tự do đích thực cho con người khi giải phóng họ khỏi xiềng xích gông cùm của tội lỗi bằng sự thật! Nhưng người Do thái vẫn luôn tự hào họ là dòng dõi của tổ phụ Abraham, được sinh bởi bà Sara, người vợ tự do; họ tự hào là đã có Kinh Thánh và Lề Luật nên họ không chịu nghe ai khác. Vì thế, khi Chúa Giêsu nói chính Ngài là sự thật và sự thật sẽ giải phóng họ nếu họ tin nhận Ngài thì đụng đến lòng tự ái và niềm kiêu hãnh của họ: Chúng tôi là dòng dõi ông Abraham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Nhưng niềm kiêu hãnh của họ chỉ là một nửa sự thật vì thực tế người Do thái đã từng là nô lệ Ai cập, Assyria, Babylon và trong thời Chúa Giêsu họ là nô lệ cho người Rôma. Như vậy, không phải máu huyết, mà là lòng trung thành với giao ước của Thiên Chúa mới làm cho họ thành con cháu Abraham và mới có tự do đích thực.
Niềm tự hào và kiêu hãnh ấy, đúng ra là lòng kiêu ngạo, đã che lấp tâm trí họ, khiến họ không thể nhìn ra sự thật, không thể nhận ra Đức Giêsu là Đấng mà Thiên Chúa Cha sai đến. Vì thế, khi Chúa Giêsu muốn mặc khải căn tính đích thật của Ngài, thì người Do thái kịch liệt phản đối.
Sứ mệnh Thiên Sai của Chúa Giêsu không phải như một chính khách, một nhà cách mạng để giải phóng dân tộc Israel khỏi ách đô hộ của ngoại bang mà chính là giải phóng con người khỏi nô lệ tội lỗi. Đây mới là ý nghĩa căn cơ và cốt yếu nhất của việc giải phóng: Giải phóng con người khỏi sự trói buộc của tội lỗi. Vì nô lệ cho những đam mê bất chính mới là nô lệ đáng sợ nhất.
Đã gần đến ngày tưởng niệm mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa, xin cho chúng con ý thức thân phận yếu đuối tội lỗi của mình, để chúng con biết mau mắn làm hòa với Chúa, hầu được Chúa phục hồi lại ân sủng quyền làm con Chúa. Amen./.
BBT
Có thể bạn quan tâm
Hành Hương Năm Thánh Của Đại Chủng Viện Thánh Phanxicô Xaviê – “Cùng..
Th4
Đàng Thánh Giá Năm 2025: “Dấu chân hy vọng trên đường thương khó”
Th4
Đức Giáo Hoàng kêu gọi chúng ta bớt nhìn vào màn hình, và..
Th4
Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay Năm C: “Một Khởi Đầu Mới..
Th4
Giáo Xứ Tân Thành Khai Mạc Ngày Cao Điểm Tuần Chầu
Th4
Học Hỏi Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ..
Th4
Danh Sách Các Điểm Hành Hương Năm Thánh 2025 Tại Việt Nam
Th4
Doanh nhân Giáo phận tĩnh tâm và hành hương Năm Thánh
Th4
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức
Th4
Suy Niệm Đàng Thánh Giá 2025: “Thập Giá – Niềm Hy Vọng Của..
Th4
Ủy Ban Phụng Tự Lưu Ý Khi Cử Hành Nhiều Lần Nghi Thức..
Th4
Ý Cầu Nguyện Của Đức Giáo Hoàng – Tháng 4/2025
Th4
Lá Thư Mùa Chay (4): Sai Một Ly Đi Một Dặm
Th4
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 03/2025
Th4
Cáo Phó: Ông Cố Gioan Baotixita – Thân phụ của Nt. Têrêxa Cao..
Th4
Thánh Lễ Cao Điểm Tuần Chầu Lượt Giáo Xứ An Nhiên
Th4
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 13 (24/3 – 31/3/2025): Bác Ái..
Th4
Suy niệm Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm C: “Niềm Vui Của Người..
Th3
Đức Thánh Cha đau buồn trước động đất ở Myanmar, Thái Lan và..
Th3
Gia Đình Thánh Tâm Giáo Phận Tĩnh Huấn Tông Đồ Trong Dịp Hành..
Th3