ĐỂ GIÁO DÂN TÍCH CỰC THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI
Theo đường hướng của Hội đồng Giám mục Việt Nam đề ra cho ba năm, thì năm 2024 là: “Thúc đẩy sự tham giavào đời sống Giáo hội”. Để tiến hành theo đường hướng này, trong Thư Mục vụ đề ngày 22.9.2023, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đưa ra những đề nghị có liên quan đến sự tham gia đời sống Giáo hội, mà nội dung chính là đề cập đến vai trò của giáo dân, vì giáo dân là thành phần đại đa số trong cộng đồng Dân Chúa, nhưng cũng là thành phần đa dạng có nhiều vấn đề có liên quan rất cần được quan tâm.
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CÓ LIÊN QUAN GIỮA LINH MỤC, TU SĨ VÀ GIÁO DÂN
Trong cộng đồng Dân Chúa, có những vấn đề liên quan giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân cần đề cập đến.
Đối với các linh mục, để các ngài làm nhiệm vụ hướng dẫn giáo dân tham gia hoạt động có hiệu quả, Hội đồng Giám mục có những hướng dẫn cụ thể:
– Các chủ chăn có chức thánh phải nhìn nhận và phát huy phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo hội.
– Các ngài cần sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ,
– Tín cẩn giao phó công tác để họ phục vụ Giáo hội,
– Cho họ tự do và quyền hạn để hành động,
– Nên khuyến khích và tạo điều kiện để họ đảm nhận những công việc do chính họ đề xướng.
– Các linh mục cần tổ chức những lớp đào tạo giáo dân, giúp họ hiểu đúng về vai trò, bổn phận ơn gọi và sứ mạng của họ trong Giáo hội.
– Tại các giáo xứ, các linh mục và tu sĩ không kiêm nhiệm hết mọi việc thay thế giáo dân, nhưng hướng dẫn và đồng hành để giúp họ chu toàn ba chức năng của Bí tích Thánh Tẩy.
Những hướng dẫn của Hội đồng Giám mục vừa nêu rất cần thiết nhằm cải tiến cung cách sống của linh mục và giáo dân trong quá khứ và hiện tại, hầu đem lại lợi ích cho việc giáo dân có thể tích cực tham gia nhiều hơn vào đời sống của Giáo hội. Nhưng để đạt được hiệu quả, chính giáo dân cần có sự cải tiến lối sống bằng nhiều phương diện. Chính Công đồng Vatican II, trong Sắc lệnh “Tông đồ Giáo dân”, đã nêu nhu cầu huấn luyện làm Tông đồ cho giáo dân (xem từ số 28 đến 32). Tuy nhiên, việc huấn luyện cho giáo dân đòi hỏi phải cố gắng rất nhiều, vì giáo dân rất khó tập trung và chọn thời gian thuận tiện. Đa số giáo dân đều bận rộn với công việc làm ăn sinh sống và công việc gia đình. Thành phần các giáo dân lại đa dạng, có những trình độ khác nhau, đòi hỏi sự cân nhắc về phương thế và đề tài hướng dẫn.
HUẤN LUYỆN GIÁO DÂN QUA CÁC HỘI ĐOÀN
Để giúp giáo dân nâng cao trình độ hiểu biết về hoạt động tông đồ, có thể nhờ sự cộng tác của các hội đoàn, vì các hội đoàn có thể quy tụ giáo dân hơn và dễ hướng dẫn hơn. Nếu các hội đoàn cùng tham gia cộng tác, thì việc hướng dẫn giáo dân cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng.
HUẤN LUYỆN GIÁO DÂN QUA VIỆC PHỔ BIẾN TIN TỨC, TÀI LIỆU
Tại một số giáo xứ, nhất là ở châu Âu, giáo dân được hướng dẫn bằng bản thông tin và tài liệu được trình bày vắn gọn và rõ ràng gởi tới cho các gia đình mỗi khi tham dự thánh lễ. Tại cuối nhà thờ thường có bản tin hoặc chương trình cùng với tài liệu học tập với số lượng rất dồi dào để ai cũng nhận được. Việc chỉ nghe giảng ở nhà thờ hoặc xem qua trên mạng khó giúp cho giáo dân nhớ lâu để đem ra thực hành.
THỰC TRẠNG GIÁO DÂN VIỆT NAM THAM GIA ĐỜI SỐNG GIÁO HỘI
Khi nhìn vào thời gian quá khứ và hiện tại, có thể nhận thấy đa số giáo dân Việt Nam đã và đang tham gia vào đời sống Giáo hội. Tại một số giáo xứ, có thể thấy các em thiếu niên quan tâm đến việc học giáo lý, tham gia vào Ban Lễ sinh, Ca đoàn Thiếu nhi, tham gia đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí, Hiệp Hội Thánh Mẫu ngành Thiếu… Các thanh thiếu niên sốt sắng tham gia vào các ca đoàn, các hội đoàn như Thanh Sinh Công, Hướng Đạo, các Ban Giáo Lý Viên… Các thành phần trung niên tham gia vào các giới Gia trưởng, giới Hiền mẫu, các Ban Trật Tự, Trợ Táng, các hội đoàn như Legio Mariae, Bác Ái Vinh Sơn, Caritas, Phan Sinh Tại Thế, Khôi Bình, Cộng đoàn Lòng Chúa Thương xót… Hầu hết các giáo dân có nhiệt tâm đều đã hoặc đang tham gia vào các tổ chức đã được Giáo hội công nhận, để chung sức xây dựng Giáo hội.
SỐ GIÁO DÂN CHƯA VÀO CUỘC VẪN CÒN
Có những giáo dân vì các lý do cá nhân, gia đình hoặc hoàn cảnh chưa cho họ có điều kiện hoặc thời gian để tham gia đời sống Giáo hội. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, có những giáo dân chưa vào cuộc vì những lý do thiếu chính đáng, như cầu an, lười biếng, kể cả bất bình vì các lý do. Một số giáo dân bị cuốn hút vào nghiện ngập, không đủ bản lãnh để dứt bỏ hầu có thể tham gia vào đời sống Giáo hội. Số giáo dân này không đông nhưng phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt chung.
* * *
Việc thúc đẩy tham gia vào đời sống của Giáo hội là nhiệm vụ chung của mọi thành phần Dân Chúa, không phải chỉ có linh mục hay tu sĩ mới làm nhiệm vụ ấy, mà mọi giáo dân, người này nhắc bảo cho người kia , để ai cũng chung sức xây dựng Giáo hội. Có như vậy, Đạo Chúa mới được bền vững và mở rộng như lòng Chúa mong ước: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14).
Mt Từ Linh
Nguồn: cgvdt.vn
Có thể bạn quan tâm
Việc phục vụ Chúa nơi người nghèo canh tân Giáo hội
Th1
Đức Thánh Cha Phanxicô: Một Nữ Tu Sẽ Là Chủ Tịch Phủ Thống..
Th1
Thánh Lễ Tất Niên & Đặt Viên Đá Xây Dựng Trung Tâm Mục..
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 3: Xuân Yêu Thương
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
Cáo phó: Ông cố Phaolô – Thân phụ của Sr. Anna Nguyễn Thị..
Th1
Giáo Hạt Đầu Tiên Hành Hương Về Nhà Thờ Chính Tòa Trong Năm..
Th1
Thánh Lễ Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Bàu Sen trong Tuần..
Th1
Đức Cha Louis dâng thánh lễ khai mạc Tuần Chầu Lượt tại Giáo..
Th1
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên C: Tiệc Cưới Giao Ước Mới
Th1
TGM-GPHT: Thông Báo Thánh Lễ Tất Niên Giáp Thìn 2024 & Đặt Viên..
Th1
“Xuân Yêu Thương” Khai Sáng Niềm Hy Vọng Tại Giáo phận Hà Tĩnh
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Bình Chính Tĩnh Tâm, Gặp Mặt Và Tổng Kết..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Tất Niên Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Quý Cha Giáo Hạt Kỳ Anh Tĩnh Tâm & Họp Bàn Công Việc..
Th1
Đức cha Louis đến thăm các Trung tâm và Mái ấm trong Giáo..
Th1
Suy niệm mỗi ngày, Tuần I Thường niên, năm lẻ
Th1
Tổng Giám mục Gądecki phê bình kiến nghị cấm trẻ vị thành niên..
Th1
Tổng Thống Biden Trao Tặng Đức Thánh Cha Huân Chương Tự Do
Th1
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 2
Th1