HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
UỶ BAN PHỤNG TỰ
HƯỚNG DẪN CỬ HÀNH PHỤNG VỤ
TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024
Chiếu theo Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma (các số 373-374) và Những Quy luật Tổng quát về Năm Phụng vụ và Niên lịch (số 46), các Bài Lễ Theo Truyền Thống Dân Tộc như Bản lễ “Thánh Lễ Tân Niên” cũng như Bản lễ “Kính Nhớ Tổ Tiên Và Ông Bà Cha Mẹ” được soạn ra để sử dụng cho chính ngày và kéo dài trong một ngày đó như là những ngày Khẩn cầu đã được “Hội đồng Giám mục ấn định phải cử hành vào những dịp nhất định trong năm” (x. Quy Luật Phổ Quát Về Năm Phụng Vụ Và Niên Lịch, số 59). Vì thế, Uỷ ban Phụng tự Hội đồng Giám mục Việt Nam hướng dẫn cử hành phụng vụ dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 như sau:
(1) Suốt thứ Bảy ngày 10/02/2024, mồng Một Tết, cử hành Thánh lễ theo bài lễ “Thánh Lễ Tân Niên”, dù là buổi chiều tối.
(2) Suốt Chúa nhật ngày 11/02/2024, mồng Hai Tết, cử hành Thánh lễ theo bài lễ “Kính Nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ”.
Cũng lưu ý rằng:
1/. Các tín hữu chu toàn việc buộc dự lễ Chúa nhật khi tham dự một trong các thánh lễ được cử hành từ chiều thứ Bảy (mồng Một Tết) cho đến hết ngày Chúa nhật (mồng Hai Tết) (x. Bộ Giáo Luật, số 1248§1).
2/. Theo luật chung, phải cử hành Thánh lễ “Kính Nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ” vào mồng Hai Tết tại nhà thờ/nhà nguyện. Nếu không có nhà thờ/nhà nguyện cũng như không thể cử hành phụng vụ tại nhà thờ/nhà nguyện, có thể cử hành Thánh lễ tại một nơi khác/nghĩa trang nhưng phải là nơi vừa trang nghiêm vừa xứng đáng với mầu nhiệm rất thánh và với phép của đấng bản quyền giáo phận (x. Bộ Giáo Luật, các số 932§1, 1205, 1210, 1214, 1223 và 1229; Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma, các số 288, 297).
3/. Đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại, thông thường sẽ cử hành Thánh lễ Chúa nhật tử chiều thứ Bảy (mồng Một Tết) cho đến hết ngày Chúa nhật (mồng Hai Tết) theo Lịch Phụng Vụ của Giáo Hội địa phương, nhưng cũng có thể có thể cử hành Thánh lễ mồng Một Tết và mồng Hai Tết vào thứ Bảy (10/02/2024) và Chúa nhật (11/02/2024) như tại Việt Nam [theo lưu ý số (1) và (2) nêu trên] với phép của đấng bản quyền giáo phận tại nơi ấy ((x. Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma 374, 376).
Ngày 15 tháng 01 năm 2024.
Nguồn: hdgmvietnam.com
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12