Đi từ chủ đề của Ngày này trích sáng Sáng thế ký “Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc” (St 1, 20), Đức Hồng Y giải thích, trong Kinh Thánh nước thường xuất hiện như một biểu tượng của sự bất ổn không yên như một phần kinh nghiệm con người chúng ta.
Theo ngài, Ngày Thuỷ sản Thế giới hàng năm cho chúng ta một cơ hội đặc biệt để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của chúng ta với “Chị Nước” và với sự phát triển con người toàn diện của tất cả mọi người. Thuỷ sản, một hình thức làm việc xa xưa nhất của con người, ngày nay đã có nhiều thay đổi tại nhiều nơi trên thế giới. Mô hình kinh tế thời hiện đại đã gây tác hại cho ngôi nhà chung, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tương lai của hàng triệu con người sinh sống bằng nghề thuỷ sản. Sự cân bằng lâu đời giữa lao động của con người và môi trường tự nhiên đã bị phá vỡ bởi các hành vi cướp phá và sử dụng công nghệ vì lợi ích của một thiểu số ngày càng có ảnh hưởng và mạnh mẽ, không quan tâm đến các tác động trung và dài hạn của nền kinh tế gây chết người này. Do đó, lệnh truyền sáng tạo “Nước phải sinh ra đầy rẫy những sinh vật lúc nhúc” đã bị vi phạm.
Đức Hồng Y nhấn mạnh, Giáo hội chia sẻ niềm vui và hy vọng nhưng cũng chia sẻ nỗi buồn của một nhân loại, để tái khám phá tình huynh đệ như một thực tại xã hội và chính trị, và văn hóa gặp gỡ như một lựa chọn thay thế cho việc toàn cầu hóa sự thờ ơ. Các Kitô hữu không thể nhìn theo hướng khác khi toàn hệ sinh thái bị đe dọa bởi các thực hành hiển nhiên tàn phá và làm nghèo, thậm chí đến mức làm cho các dân tộc đói khát, làm cho nhiều người phải chịu sự phân biệt đối xử và xung đột.
Trích lời của Đức Thánh Cha trong sứ điệp gửi các Phong trào Bình dân, mời gọi mọi người ra khỏi sự thụ động và bi quan, trở thành những người tham gia tích cực vào lịch sử, Đức Hồng Y nói rằng bằng cách này, Giáo hội muốn ngư dân trên toàn thế giới cảm nhận được sự đồng hành và hỗ trợ của Giáo hội. Ngài mời gọi mọi người cầu nguyện để những người có quyền lực về kinh tế biết chia sẻ những của cải dành cho tất cả mọi người. Và ngài phó thác những mối quan tâm và nguyện vọng của ngư dân và tất cả những người được hưởng lợi từ công việc của họ cho sự chuyển cầu của Mẹ Maria, Sao Biển.
Nguồn: vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ
Th12
Ý nghĩa của hành hương Năm thánh?
Th12
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo
Th12
Cửa Thánh: Nguồn Gốc, Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Việc Mở Cửa Thánh
Th12
Trực Tiếp Sứ Điệp Giáng Sinh Năm 2024 Và Phép Lành Toàn Xá..
Th12
Đức Thánh Cha Chủ Sự Nghi Thức Mở Cửa Thánh Đền Thờ Thánh..
Th12
Ngày 26-12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi
Th12
Đức cha Louis chủ sự đại lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Chính..
Th12
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12