Chúa Thánh Thần có vai trò quan trọng trong cử hành các bí tích. Cách riêng trong Bí tích Thánh Thể, truyền thống phụng vụ Đông phương không những dành cho lời cầu khẩn Chúa Thánh Thần (Epiclesis) một vị trí rất quan trọng mà còn cho rằng chính lời cầu khẩn Thánh Thần làm nên Thánh Thể. Trong lịch sử đã từng có những tranh luận về thời điểm làm nên Thánh Thể giữa Giáo hội Đông và Tây Phương. Bánh Rượu biến đổi thành Mình Máu Chúa là do tác động của Chúa Thánh Thần khi linh mục đặt tay xin Người thánh hóa bánh rượu, hay do những lời của Chúa Giêsu khi linh mục đọc “Này là Mình Thầy… Này là Máu Thầy.” Ngày nay, tranh luận này không còn được đặt nặng nữa vì suy tư thần học chú ý đến tính năng động và hợp nhất của toàn thể Kinh Nguyện Thánh Thể chứ không nghiêng về một cử chỉ hay lời đọc nào. Giáo hội xác tín rằng bánh rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô là nhờ hiệu lực của lời Đức Kitô và nhờ tác động của Chúa Thánh Thần (x. GLCG 1375). Vai trò của Chúa Thánh Thần trong Bí tích Thánh Thể vượt lên trên và trải rộng toàn bộ cử hành Thánh Thể. Người là tác nhân đích thực trong việc thánh hiến bánh rượu cũng như thánh hóa Giáo hội nên Thân thể sống động của Chúa Kitô.[i]

Bài suy niệm về mầu nhiệm Thánh Thể sau đây được trích từ loạt bài thuyết giảng của cha Pierre Michalon[ii] về Thánh Thể. Bài viết nêu bật hoạt động quan trọng của Chúa Thánh Thần trong cử hành Thánh Thể, Người đem lại quà tặng thần linh là sự hiện diện thực sự của Thân Mình Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể và sự hiệp nhất sâu xa của Giáo hội – Thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô.

I. Vai trò ca Chúa Thánh Thn trong Giáhội

Vào tối Thứ Năm Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu nói về cuộc ra đi của Người, Người đặt các môn đệ vào một tình huống nghịch lý. Hãy nhớ lại một chút bối cảnh được mô tả trong Tin mừng thánh Gioan, khởi đi từ chương 13. Chúa Giêsu loan báo: “Có một người trong anh em sẽ nộp Thầy” (Ga 13,21). “Phêrô, anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Anh sẽ chối Thầy ba lần…” (x. Ga 13,38). Và rồi: “Anh em sẽ phân tán mỗi người một ngả, và để Thầy một mình” (x. Ga 16,32). Chúa Giêsu nói thêm: “Phải, Thầy ra đi và lòng anh em sẽ tràn ngập nỗi ưu phiền. Nhưng Thầy ra đi thì có lợi cho anh em” (x. Ga 16,5–7). Sau khi loan báo những biến cố thê thảm: sự phản bội, chối bỏ, phân tán, đau buồn, Chúa Giêsu nói: “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em sẽ vui mừng, vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy…” (Ga 14,28). “Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy” (Ga 16,16).

Bối cảnh trên như thể Chúa Giêsu đang nói: Thầy cần phải ra đi và anh em cũng cần xa Thầy, vì sự hiện diện hiện tại của Thầy là trong thân xác, vì thế bị giới hạn. Giới hạn trong vài năm chung sống, giới hạn trong không gian, tức là chỉ trong vùng đất Palestine với một vài lần vượt ra khỏi biên giới. Không thể tiếp tục như thế, Thầy phải ra đi. Nhưng Thánh Thần sẽ đến, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Thánh Thần sẽ không đến để bổ túc những gì Thầy chưa làm được… Vì Thầy đã hoàn tất công trình của Chúa Cha, và đã hoàn tất cách trọn vẹn. Thánh Thần sẽ không thêm gì nữa vì mọi điều đã được nói, mọi việc đã được thực hiện. Thầy là Lời của Chúa Cha, Logos, Ngôi Lời. Thánh Thần sẽ đến và dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ lấy những gì của Thầy để trao cho anh em. Vì thế, đúng là anh em sẽ không còn thấy Thầy nữa nhưng anh em vẫn sẽ lại thấy Thầy. Bởi vì Thánh Thần sẽ nhắc lại cho anh em về sự hiện diện của Thầy; Người sẽ nhắc lại lời Thầy cho anh em, Người sẽ làm cho anh em thực hiện những hành động của Thầy. Đây là giao ước mới mà Chúa Giêsu hoàn tất trong Thánh Thần và bi Thánh Thần.

Điều này thật quan trọng! Nếu Chúa Kitô cầu xin Chúa Cha sai Thánh Thần đến với Giáo hội của Người, nghĩa là Giáo hội chỉ có thể tồn tại nhờ Chúa Thánh Thần. Cha Afanassieff, một nhà thần học Chính Thống giáo và là giáo sư tại Học viện Chính Thống St-Serge ở Paris, đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn sách “Giáo hội của Chúa Thánh Thần.” Tư tưởng của ngài hoàn toàn phù hợp với đường lối truyền thống, được Công đồng Vatican II xác nhận, đó là Giáo hội là nơi ở của Chúa Thánh Thần.

Đây là Kinh Tin Kính (Tín Biểu) trong nghi thức rửa tội cổ xưa mà viện phụ Nautin, một nhà nghiên cứu về giáo phụ học, đã làm sáng tỏ trong cuốn sách: “Tôi tin kính Chúa Thánh Thần trong Hội thánh Công giáo để được tha tội.” Trong đó, lời tuyên xưng đức tin của những người được chịu phép rửa trong Giáo hội sơ khai như sau:

Tôi tin kính Thiên Chúa là Cha, Đấng To Dng; tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là Con ca Ngài, sinh bĐức Trinh Nữ Maria, và đã chu khổ hình; tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thn, trong Hội thánh Công giáo.

Người ta không nói: Tôi tin Hội Thánh Công Giáo, nhưng tôi tin Chúa Thánh Thtrong Hội Thánh Công Giáo, để được tha tội.

Giáo hội chỉ tồn tại trong và bi Chúa Thánh Thần. Do đó, Giáo hội phải liên tục cầu nguyện với Chúa Cha để Thánh Thần làm cho Giáo hội trở nên thân thể trọn vẹn hơn của Chúa Kitô, hiền thê của Chúa Giêsu Kitô, tôi tớ của Chúa Cha v.v. và để Thánh Thần không ngừng đổi mới Giáo hội. Đây là lý do tại sao Giáo hội dâng lời cầu nguyện này lên Chúa Cha: “Xin Cha sai Thánh Thần đến thánh hóa và đổi mới Giáo hội”; “Xin Chúa Thánh Thần khai mở cho Giáo hội ơn thông hiểu Lời Chúa, củng cố Giáo hội trong việc làm chứng cho thế giới”; “Veni, Sancte Spiritus – Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến.”

Nếu Giáo hội chỉ tồn tại và được đổi mới trong và nhờ Chúa Thánh Thần, thì Giáo hội chỉ có thể rao giảng Lời Chúa và cử hành các bí tích trong quyền năng của Chúa Thánh Thần.

II. Chúa Thánh Thần thực hin mu nhim Thánh Th

Trong cử hành Thánh Thể, Chúa Thánh Thần được khẩn cầu trên cộng đoàn do chính Người quy tụ. Chỉ có thể có một cộng đoàn, một buổi cử hành phụng vụ, như cách gọi xưa là “synaxe”, nhờ Chúa Thánh Thần. Và chính vì cộng đoàn được quy tụ nhờ Thánh Thần, nên chính Thánh Thần sẽ hoạt động và thực hiện mầu nhiệm Thánh Thể.

Theo chứng từ của Tin mừng Nhất lãm, Chúa Giêsu chịu chết vào Thứ Sáu Tuần Thánh và Người tỏ mình ra như Đấng Phục Sinh vào sáng Chúa nhật, để lại ngôi mộ trống. Trong sách Công vụ Tông đồ, sau bốn mươi ngày kể từ biến cố hiện ra sau Phục sinh, Chúa Giêsu đã ăn bữa cuối với các môn đệ và Người nói với họ: “Anh em hãy ở lại Giêrusalem cho đến khi nhận được điều Chúa Cha đã hứa” và thánh Luca chú thích: “Điều Chúa Cha đã hứa, chính là Chúa Thánh Thần” (x. Cv 1,4-5). Thánh Phêrô nhận ra sự hoàn tất của lời hứa này qua tiếng gió mạnh ùa đến, và ông đã công bố điều đó trong bài giảng đầu tiên (x. Cv 2,14-20).

Hãy tưởng tượng vào tối Thứ Sáu Tuần Thánh, Phêrô cùng các tông đồ quyết định lặp lại điều Chúa Giêsu đã làm vào tối hôm trước. Họ cầm lấy bánh và rượu, rồi nói những lời: “Đây là Mình Thầy… Đây là Máu Thầy…” Bấy giờ, sẽ chẳng có gì xảy ra, vì khi ấy Chúa Giêsu vẫn chưa được tôn vinh và Thánh Thần chưa được ban xuống. Nếu Chúa Thánh Thần không hiện diện và nếu Người không được Giáo hội khẩn cầu, thì chúng ta có lặp lại hàng trăm lần “Đây là mình Thầy… Đây là máu Thầy…”, cũng sẽ không có gì xảy ra. Nếu người chủ sự buổi cử hành không hiệp thông với ý muốn của Giáo hội Chúa Giêsu Kitô về Mầu nhiệm Thánh Thể, thì không có bí tích nào thành sự. Vì vậy, đây không phải là phép thuật. Chính Chúa Thánh Thần hành động và làm cho sự hiện diện trở nên thật.

III. Thánh Thần – Đấng linh hoạt toàn bộ cử hành phụng vụ

Những Kinh nguyện Thánh Thể cổ xưa cho thấy Giáo hội rất coi trọng và ý thức vai trò thiết yếu Chúa Thánh Thần trong cử hành Thánh Thể.

Kinh Tạ Ơn thế kỷ III: Ly Chúa, xin Thánh Thn Chúa ngự đến, xin Người ngự li trên lễ vt này của các tôi tớ Chúa, xin Người chúc phúc và thánh hóa lễ vt này, để lễ vy mang li cho chúng con ơn tha thứ các li lm và sự xóa bỏ ti li, nim hy vng ln lao về sự sng li ca kẻ chết và sự sng mi trong Nước Tri cùng vi tất cả nhng ai được đẹp lòng Chúa.

Kinh Tạ Ơn trích từ Hiến chế Tông đồ (thế kỷ IV): Chúng con tưởng nhớ cuc khổ nn ca Chúa… Chúđã đoái thương cho chúng con được xứng đáng đứng trước nhan Chúa… Xin Chúa nhân từ nhìđến các lễ vt chúng con dâng tiến Chúđây… Xin sai Thánh Thn Chúa, “là chng nhân những đau khổ ca Chúa Giêsu” xung trên lễ vật này, để Người làm cho bánh này trở nên Mình Chúa Kitô, và chén này trở nên Máu Chúa Kitô.

Xin cho nhng ai rước Mình và Máđược cng cố lòng đạđức, đượơn tha tội, được gii thoát khi ma quỷ và sự lm lc ca nóđượđầy tràn Thánh Thn, trở nên xng đáng vi Chúa Kitôđược hưởng sự sng đờđời, và được giao hòa vi Chúa, lĐấng Toàn Năng.

Lời khẩn cầu Chúa Thánh Thần này được đặt trước hoặc sau trình thuật về việc thiết lập Thánh Thể, cho thấy Giáo hội vốn chỉ sống nhờ Thánh Thần và Giáo hội ý thức rằng: Nếu giữa những biến cố như: lời ca tụng vinh quang Thiên Chúa trong bài Sanctus (Thánh, Thánh, Thánh), và việc tưởng niệm một ký ức sống động về những biến cố trọng đại của lịch sử cứu độ, đặc biệt là những gì đã xảy ra nơi Đức Giêsu Kitô, cần phải tưởng nhớ như một cuộc hiện tại hóa điều đã xảy ra vào Thứ Năm Tuần Thánh, thì tất cả những điều ấy chỉ có thể trở nên sống động cho cộng đoàn đang quy tụ nếu có sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần.

Điều này có nghĩa việc cử hành bí tích không thể bị giới hạn ở một lời nói hoặc cử chỉ cụ thể, nhưng chính toàn bộ cuộc cử hành và cộng đoàn đang quy tụ cùng làm nên Thánh Thể. Trong khi cử hành, vị linh mục là “thừa tác viên” chủ sự, còn cộng đoàn, những người nhờ Bí tích Rửa tội, cùng cử hành như những “tư tế” phổ quát. Chính Thánh Thần là Đấng hành động và làm cho Đức Kitô hiện diện. Chính Người đem lại sự sống cho mọi cử chỉ phụng vụ nhờ thừa tác vụ của Giáo hội: từ việc Giáo hội quy tụ, đến lời kinh “Thánh, Thánh, Thánh”, việc tưởng niệm các mầu nhiệm cứu độ trong kinh tiền tụng, đến các cử chỉ của Chúa Giêsu vào thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh; mọi cử chỉ của Giáo hội đều lặp lại ý thức rằng Giáo hội là Giáo hội của các tông đồ, của các vị tử đạo, của tất cả những người đi trước chúng ta và nay đã bước vào vinh quang của Thiên Chúa, của những người đã hoặc đang sống với chúng ta ngày nay. Tất cả những điều này đều được Thánh Thần linh hoạt và do đó, trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Và như các bản văn Thánh Thể đã đề cập trên đây, chính nhờ sự kiện Giáo hội quy tụ lãnh nhận Thánh Thần mà Giáo hội được tha thứ tội lỗi, được hiệp nhất mật thiết hơn, được bước vào sự thật và được hòa giải cùng Chúa Cha.

Khi đó, có thể nói rằng Chúa Thánh Thn ban tng cho chúng ta hng ân Bí tích Thánh Th. Người ban cho Giáo hội và mỗi người khả năng phân biệt điều mà Thánh Phaolô gọi là “Thân Mình của Chúa”. Khi nói “Thân Mình của Chúa,” Giáo hội không chỉ là tin rằng Chúa Kitô thực sự hiện diện, mà còn nhận thức được rằng “chúng ta là” thân mình của Chúa Kitô.

Như vậy, các Kitô hữu được mời gọi nhận thức sâu sắc rằng nhờ cử hành Thánh Thể, cộng đoàn Giáo hội được quy tụ (từ synaxis có nghĩa là “quy tụ”). Nhờ đó, cộng đoàn được xây dựng ngày càng nên Thân thể của Chúa Kitô. Và như thế, đôi khi có một khó khăn hoặc xung đột nhỏ nảy sinh trong cộng đoàn thì việc sống cử hành phụng vụ Thánh Thể trong an bình, cởi mở, đòi hỏi các Kitô hữu cần nỗ lực vượt qua những tổn thương trong lòng. Và chính Chúa Thánh Thần giúp chúng ta làm được điều đó. Người khôi phục lại sự hiệp nhất của Giáo hội, bởi vì chính Người làm nên Thánh Thể và quy tụ chúng ta lại thành một cộng đoàn cử hành. Nhờ đó, chúng ta xây dựng lại sự hiệp nhất của mình cách sâu sắc hơn.

Lm. Pierre Michalon

Maria Hải Châu, SSS

Chuyển ngữ từ:  eclusesmiss.org

Nguồn:hdgmvietnam.com

———————————-

[i] x. Phạm Đình Ái SSS, Để Nhớ Đến Thầy – Lịch Sử – Ý Nghĩa của Từng Yếu Tố trong Nghi Thức Thánh Lễ (Tp. Hồ Chí Minh: NXB Phương Đông, 2014), 334 -341.

[ii] Pierre Michalon, linh mục hội Xuân Bích người Pháp (1911–2004). Ngài từng là chuyên gia tại Công đồng Vaticanô II trong Ban Thư ký về Hiệp nhất Kitô giáo và là giám đốc Trung tâm Hiệp nhất Kitô giáo tại Lyon từ năm 1954 đến năm 1991.