Phaolô VI, vị Thánh trầm tư

1192 lượt xem

Chúa Nhật ngày 14-10-2018, Giáo Hội tuyên thánh 6 chân phước, trong đó có ĐGH Phaolô VI (1897-1978), vị giáo hoàng thứ 82 được Giáo Hội tuyên thánh trong số 266 giáo hoàng (từ Thánh Phêrô tới ĐGH Phanxicô).Trước đó, ngài đã được ĐGH Bênêđictô XVI tôn phong là Bậc Đáng Kính ngày 20-12-2012, và được ĐGH Phanxicô tôn phong Chân Phước (ngày xưa gọi là Á thánh) ngày 19-10-2014, ngày bế mạc Công nghị Giám mục về Gia đình.

Trong năm 2014, chúng ta có hai vị thánh giáo hoàng: Gioan XXIII (sinh 28-11-1881, triều đại giáo hoàng từ 28-10-1958 tới 3-6-1963) và Gioan Phaolô II (sinh 18-5-1920, triều đại giáo hoàng từ 16-10-1978 tới 2-4-2005). Niềm vui nối tiếp niềm vui, nay chúng ta có thêm Thánh GH Phaolô VI (sinh 26-9-1897, triều đại giáo hoàng từ 21-6-1963 tới 6-8-1978). Thật hạnh phúc khi chúng ta được sống trong thời của ba vị thánh giáo hoàng liên tiếp!

Khi ĐGH Phaolô VI đương nhiệm giáo hoàng, tôi còn là thiếu niên nên chưa biết nhiều về ngài, nhưng qua báo chí Công giáo hồi đó, tôi còn nhớ ngài đã được mệnh danh là “giáo hoàng trầm tư”. Không dưng tôi cảm thấy… thích, dù chẳng hiểu gì sâu xa! Nếu tôi nhớ không lầm thì hình như ĐGH Phaolô VI là người đầu tiên Không dùng mũ ba tầngKhông dùng kiệu trong ngày đăng quang. Chắc hẳn đó là cách canh tân cần thiết.

Thánh GH Phaolô VI sinh ngày 26-9-1897 tại Concesio (Lombardy),trong một gia đình thượng lưu, với tên “cúng cơm” khá dài là Giovanni Battista Enrico Antonio Maria Montini. Cha ngài là luật sư nhưng lại làm biên tập viên báo chí và là người thúc đẩy hoạt động xã hội. Cậu Giovanni là người yếu đuối nhưng thông minh,từ nhỏ cậu đã được học với các linh mục Dòng Tên ở gần nhà tại Brescia. Ngay cả sau khi gia nhập chủng viện (1916), cậu vẫn được sống tại gia đình vì lý do sức khỏe.

Ngài thụ phong linh mục năm 1920 (mới 23 tuổi), sau đó ngài được gửi tới Rôma học tại ĐH Grêgôriô và ĐH Rôma, nhưng năm 1922 ngài được chuyển tới Accademia dei Nobili Ecclesiastici (Viện Giáo Sĩ) để học ngành Ngoại giao và vẫn học Giáo luật tại ĐH Grêgôriô. Năm 1923, ngài được gửi tới Warsaw làm khâm sứ nhưng rồi lại được gọi về Rôma (1924) vì mùa Đông Ba Lan lạnh quá khiến sức khỏe của ngài bị ảnh hưởng, rồi ngài được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh Tòa Thánh,và ngài giữ chức vụ này từ 1922 tới 1954. Ngoài việc ngài dạy học tại Accademia dei Nobili Ecclesiastici, ngài còn được bổ nhiệm làm tuyên úy cho FUCI (Federation of Italian Catholic University Students – Liên minh Sinh viên Đại học Công giáo Ý), do đó ngài ảnh hưởng mạnh tới các mối quan hệ của ngài với những người sáng lập Đảng Dân chủ Kitô giáo (Christian Democratic Party) thời hậu chiến.

Tại văn phòng Quốc vụ khanh, ĐHY Montini và ĐHY Domenico Tardini được coi là những vị thân cận và ảnh hưởng nhất của ĐGH Piô XII. Năm 1954, ĐGH Piô XII đã bổ nhiệm ĐHY Montini làm TGM của Milan, giáo phận lớn nhất Ý quốc, nhưng không thăng chức cho ngài làm Hồng y theo truyền thống của TGP Milan, điều mà tự động ngài trở thành Thư ký HĐGM Ý. ĐGH Gioan XXIII nâng ngài lên Hồng y năm 1958, và sau khi ĐGH Gioan XXIII qua đời, ĐHY Montini được coi là một trong những người có thể kế vị.

Khi được bầu làm giáo hoàng, ĐHY Montini chọn Tông hiệu Phaolô VI để chứng tỏ canh tân sứ vụ thế giới là loan truyền sứ điệp của Đức Kitô. Ngài tái mở Công đồng Vatican II, lý do là Công đồng phải tạm ngưng vì ĐGH Gioan XXIII qua đời. Sau khi Công đồng bế mạc, ĐGH Phaolô VI đảm trách việc giải thích và thực hiện sự ủy thác của Công đồng, thường bước đi trong đường hẹp giữa các hy vọng đối lập của nhiều phe nhóm trong Giáo hội Công giáo. Tầm quan trọng và chiều sâu của việc cải cách ảnh hưởng mọi lĩnh vực trong đời sống Giáo hội trong triều đại giáo hoàng của ngài đã phóng đại sự cải cách tương tự của người tiền nhiệm và kế vị.

Triều đại Giáo hoàng của ĐGH Phaolô VI kéo dài tới ngày 6-8-1978. Thánh GH Gioan XXIII là người khai mạc Công đồng Vatican II, Thánh GH Phaolô VI là người tiếp tục và bế mạc Công đồng này. Ngài mong muốn cải thiện mối quan hệ đại kết với Chính thống giáo và Tin lành, và đã có kết quả trong nhiều cuộc gặp gỡ lịch sử và thỏa hiệp.

Thánh Phaolô VI là người sùng kính Đức Mẹ, thường nói về Đức Mẹ tại các buổi hội nghị và hội thảo, thường viếng các Đền Đức Mẹ và ban hành ba tông thư về Đức Mẹ. Theo bước vị tiền nhiệm ngài là TGM Ambrose của TGP Milan, ngài tôn vinh Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội tại Công đồng Vatican II.

Khi sinh thời, ĐGH Phaolô VI đã tìm cách đối thoại với thế giới, với người không là Kitô giáo, với các tôn giáo khác và người vô thần, không loại trừ ai. Ngài tự nhân mình là người tôi tớ khiêm nhường vì nhân loại đau khổ và đòi hỏi sự thay đổi nhiều ở người giàu tại Hoa Kỳ và Âu châu để hỗ trợ người nghèo trong thế giới thứ ba. Ngài đề cập vấn đề về hạn chế sinh sản (Tông thư Humanae Vitae – Sự Sống Con Người, ngày 24-7-1968) và các vấn đề khác đã gây tranh luận tại Tây Âu và Bắc Mỹ, nhưng lại được hoan hô ở Đông phương, Nam Âu và Mỹ châu Latinh.

Triều đại giáo hoàng của ngài ở trong giai đoạn thay đổi thế giới, sinh viên nổi dậy, chiến tranh Việt Nam và các cuộc nổi dậy khác. Năm 1937, ngài được bổ nhiệm thay thế về thường vụ dưới quyền ĐHY Quốc vụ khanh Pacelli, và ngài cùng ĐHY Pacelli tới Budapest (1938) tham dự Hội nghị Thánh Thể Quốc tế (International Eucharistic Congress). Khi ĐHY Pacelli được bầu làm giáo hoàng năm 1939, với Tông hiệu Piô XII, ĐHY Montini được tiếp tục giữ chức vụ dưới quyền tân Quốc vụ khanh là ĐHY Luigi Maglione. Khi ĐHY Luigi Maglione qua đời năm 1944, ĐHY Montini nghỉ chức vụ cũ. Trong Thế chiến II, ĐHY Montini đảm trách việc tổ chức công việc cứu tế bao quát và chăm sóc người tị nạn chính trị.

Trong mật nghị năm 1952, ĐGH Piô XII tuyên bố ngài muốn đưa ĐGM Montini và ĐGM Domenico Tardini vào Hồng y đoàn nhưng cả hai vị đều xin miễn. Nhưng ĐGH Piô XII đã phong cho hai vị tước Đại diện Quốc vụ khanh (Prosecretary of State). Năm sau, ĐGM Montini được bổ nhiệm làm TGM Milan nhưng vẫn không có tước hồng y. Ngài nhận nhiệm sở mới ngày 5-1-1955, và mau mắn được tiếng là “giám mục của giới lao động”. Ngài đổi mới cả giáo phận, rao giảng các sứ điệp Phúc Âm về xã hội, cố gắng giành lại giới lao động, thúc đẩy nền giáo dục Công giáo ở mọi cấp, và ủng hộ báo chí Công giáo.

Lúc này, ảnh hưởng của ngài rất mạnh đến nỗi được thế giới chú ý. Tại mật viện năm 1958, tên ngài thường được nhắc tới, và tại mật nghị đầu tiên bầu được ĐGH Gioan XXIII hồi tháng 12-1958, ngài là một trong 23 hồng y có thể đắc cử giáo hoàng, mà tên ngài luôn đứng đầu danh sách. Ngài đáp lại lời kêu gọi mở Công đồng ngay lập tức và trước khi nhóm họp, ngài đã được chọn làm cố vấn về quy chế hội nghị. Ngài được bổ nhiệm làm Ủy viên Chuẩn bị Chính yếu (Central Preparatory Commission) cho Vatican II và là Ủy viên Tổ chức Kỹ thuật (Technical-Organizational Commission).

Khi được bầu làm Giáo hoàng, trong sứ điệp đầu tiên ngài gửi cho thế giới, ĐGH Phaolô VI tự nhận mình là “người tiếp tục công việc mà ĐGH Gioan XXIII đã khởi đầu”. Trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài, sự căng thẳng giữa tính ưu việt giáo hoàng và tính cộng đoàn của chức giám mục là nguyên nhân gây xung khắc. Ngày 14-9-1965, ngài tuyên bố triệu tập Công nghị Giám mục mà các Nghị phụ Công đồng đã kêu gọi, nhưng một số vấn đề có vẻ thích hợp để thảo luận tại Công nghị được giữ bí mật. Luật độc thân đã bị bỏ vì tranh luận tại phiên họp thứ tư của Công đồng Vatican II, nhưng lại là chủ đề của Tông thư công bố ngày 24-6-1967; hạn chế sinh sản được giải quyết trong Tông thư Humanae Vitae, và cũng là Tông thư cuối cùng của ngài. Các cuộc tranh luận về hai vấn đề này có xu hướng làm lu mờ những năm trước trong triều đại giáo hoàng của ngài.

ĐGH Phaolô VI chịu sức ép về sự so sánh với vị tiền nhiệm là ĐGH Gioan XXIII – người được mệnh danh là “ông già nhân hậu”. Tuy nhiên, những người biết rõ về ngài nhất đều mô tả ngài là người thông minh, sống nội tâm, khiêm nhường, kín đáo và hòa nhã, và là người “vô cùng nhã nhặn”. Các tư tưởng đáng lưu ý của ngài có thể thấy trong các lời phát biểu, các lá thư và các lời tuyên bố. Sự thành công của Công đồng Vatican II đã ghi dấu ấn lịch sử của Giáo hội Công giáo, nhưng lịch sử cũng sẽ ghi nhớ công cuộc cải cách triệt để của ngài trong giáo triều Rôma, lời ngài phát biểu được đón nhận nồng nhiệt tại Liên Hiệp Quốc năm 1965, và hai Tông thư của ngài: Tông thư Populorum Progressio (Phát triển Dân số, 26-3-1967), và Tông thư Octogesima Adveniens (Bát thập Chu niên, 14-5-1971), dịp kỷ niệm 80 năm công bố Tông thư Rerum Novarum (Tân Sự, ĐGH Leo XIII).

Tông thư thứ nhất cho thấynhận thức về nhiều vấn đề chỉ mới được làm sáng tỏ,và Tông thư EvangeliiNuntiandi (Loan báo Tin Mừng trong Thế giới, 8-12-1975) – tuyên bố quan trọng của ngài đã “chạm” đến vấn đề chính của khái niệm về sự giải thoát và sự cứu độ.

Thánh Phaolô VI được mệnh danh là “Giáo hoàng Trầm tư”, đồng thời cũng được gọi là “Giáo hoàng Hành hương” vì ngài đã đi tới các châu lục và đi nhiều nhất so với các giáo hoàng tiền nhiệm, đặc biệt là tới Na-da-rét ngày 5-1-1964. Ngài qua đời ngày 6-8-1978, lễ Hiển Dung (Chúa Giêsu biến hình). Ngài muốn đám tang ngài tổ chức đơn giản: Không nhà táng (catafalque) và Không bia tưởng niệm trên mộ ngài. Với Tông thư Humanae Vitae, ngài được coi là một tiên tri (ngôn sứ), và những gì trong đó nay đã ứng nghiệm.

Ngày 14-9-1965, ĐGH Phaolô Vl thiết lập Công nghị Giám mục và Ban Cố vấn Giáo hoàng. Trong triều đại giáo hoàng của ngài đã có vài công nghị được tổ chức để thảo luận về các vấn đề đặc biệt – chẳng hạn, Công nghị Giám mục về Phúc Âm hóa trong thế giới hiện đại, khai mạc ngày 9-9-1974.

Lạy Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, xin nguyện giúp cầu thay cho chúng con!

Trầm Thiên Thu

Có thể bạn quan tâm

Để lại một bình luận