Con cái các bạn có bị mất ý chí không? Tính lười biếng có chiếm trọn sức sống của chúng không? Khi dán mắt vào điện thoại, trẻ vị thành niên thường không kiểm soát được thời gian. Một số yếu tố giúp cha mẹ hiểu các con đang ở trong tình trạng này.
Tuổi vị thành niên là giai đoạn thường có những thay đổi đáng lo ngại. Đôi khi rất khó để thấy đứa con dễ thương của mình bây giờ là thanh niên cao lớn có nhiều râu tóc đang đứng trước mặt mình. Nhưng chúng ta đừng quên, đây chỉ là giai đoạn mất quân bình khi trẻ vị thành niên có những thay đổi về thể chất và tâm lý dẫn đến thái độ phản đối. Khi lớn lên, trẻ em muốn tránh quyền lực và quy tắc người lớn áp đặt. Chúng muốn tạo cho mình một bản sắc. Giữa một bên muốn duy trì quyền lực, một bên muốn thoát ra, dĩ nhiên sẽ có xung đột. Đứa bé nổi loạn với chiếc điện thoại trong tay làm cha mẹ bực mình, cha mẹ chỉ muốn con đàng hoàng ngay. Mâu thuẫn giữa hai bên làm cha mẹ căng thẳng.
Làm sao đây?
Hai thế kỷ trước, nhà văn Nga Goncharov đã nói, không có gì mới dưới ánh sáng mặt trời, ông mô tả vấn đề này qua nhân vật phản anh hùng Oblomov. Oblomov là người thuê nhà, ông nằm trên chiếc ghế dài cả ngày. Ông không làm gì hết, kỷ luật bản thân không có. Sự thụ động làm ông kiệt sức, ông không nhấc tay nhấc chân làm một cái gì cho gia đình. Gia đình ông bực tức. Nhưng đứa bé mất ý chí là tự nó sao? Rất có thể sự thụ động này là do trẻ em thiếu tự tin. Nếu ý chí là khả năng để làm những việc có mục tiêu thì vì sao một số người không có? Nói cách khác, người bị cho là vô dụng, lười biếng, họ không có cách nào làm cho ý chí hoạt động sao? Đây không phải là vấn đề vì họ là nạn nhân, nhưng chúng ta phải đặt câu hỏi cho chính mình. Khi bực mình chúng ta có nói với trẻ những lời tiêu cực chỉ làm cho các em thêm lười không? Chúng có nghĩ mình lười vì mình… đã như vậy không? Mình có phải là người vô dụng, người không có khả năng không?
Một giai đoạn chuyển tiếp
Khi không kìm nén được thôi thúc, chúng ta nói những lời không nên nói, khi đó chúng ta nên nhớ lại, chúng ta cũng từng là đứa bé lười biếng. Lòng tự hào của chúng ta cũng từng bị tổn thương vì chúng ta cũng đã đấu tranh để được chấp nhận mà không được. Tuổi thiếu niên là tuổi chuyển tiếp, vì thế chúng ta đừng để mình phải luyến tiếc khi con cái rời khỏi nhà mới nhận ra. Trong những lúc bực mình, chúng ta kềm mình, lấy dịu dàng làm sức mạnh. Thánh Phaolô đã khuyên: “Tình yêu cần kiên nhẫn, tình yêu là phục vụ.”
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn: phanxico.vn
Có thể bạn quan tâm
VPTGM-GPHT: Thông báo Về Việc Cử Hành Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Đức..
Th4
Phiên họp thứ 3 của Hồng y đoàn; 50 nguyên thủ và 10..
Th4
Suy Niệm Chúa Nhật II Phục Sinh C – Chúa Là Đấng Giàu..
Th4
Cáo phó: Bà cố Anna – Thân mẫu của Lm. Giuse Trần Sỹ..
Th4
Phái đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam kính viếng Đức Thánh Cha..
Th4
Thánh lễ an táng Đức Thánh Cha sẽ được cử hành vào thứ..
Th4
Những khoảnh khắc đáng nhớ 12 năm triều đại Đức cố Giáo hoàng..
Th4
VPTGM-GPHT: Thông báo Thành lập giáo xứ và bổ nhiệm linh mục
Th4
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2025: Ngày 24 Tháng 4
Th4
12 câu nói then chốt định hình 12 năm triều đại giáo hoàng..
Th4
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2025: Ngày 23 Tháng 4
Th4
Điều gì xảy ra sau khi Đức Giáo hoàng qua đời?
Th4
Thông Báo Văn Phòng Đại Diện Toà Thánh Vatican Tại Việt Nam Tiếp..
Th4
Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Thông Báo Cử Hành Thánh..
Th4
Truyền hình trực tiếp Nghi thức Di Quan ĐTC Phanxicô (23/04)
Th4
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2025: Ngày 22 Tháng 4
Th4
Hội Đồng Giám Mục Khai Mạc Hội Nghị Thường Niên I/2025 Và Cầu..
Th4
Thông cáo triệu tập Hồng Y Đoàn chuẩn bị Mật Viện
Th4
Đức Thánh Cha Phanxicô qua đời do đột quỵ não và suy tim..
Th4
Bắt đầu 9 ngày tang của Giáo hội Công giáo hoàn vũ
Th4