Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa gây ra nhiều thất vọng khi đưa ra tuyên bố chung về chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương.
Ngày 1-7 vừa qua, tại phiên họp thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở Geneve, 46 quốc gia đã đưa ra một tuyên bố chung ủng hộ các chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương. Tuyên bố chung khẳng định các thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ đánh giá cao Trung Quốc vì nước này đã thực hiện các biện pháp phù hợp theo luật pháp nhằm đối phó với các mối đe dọa khủng bố để bảo vệ quyền con người của tất cả các nhóm sắc tộc ở Tân Cương. Đồng thời, tuyên bố chung cũng “kêu gọi kiềm chế không đưa ra những cáo buộc vô căn cứ đối với Trung Quốc dựa trên thông tin sai lệch”. Trong đó có đoạn: “Không có cuộc tấn công khủng bố nào ở Tân Cương trong ba năm qua. An toàn và ổn định đã được khôi phục ở Tân Cương”.
Đọc tuyên bố trên, có lẽ nhiều người cảm thấy thất vọng với Hội đồng Nhân quyền LHQ. Trước đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ cần có hành động ngay lập tức để kiểm tra hồ sơ nhân quyền của chính phủ Trung Quốc. Vào ngày 26-6, các báo cáo viên đặc biệt và các chuyên gia nhân quyền khác của LHQ đã đưa ra một bản cáo trạng tố cáo sự đàn áp có hệ thống của chính phủ Trung Quốc đối với người Hồi giáo và các dân tộc thiểu số ở Tân Cương và Tây Tạng, cũng như sự đàn áp và sử dụng vũ lực quá mức cần thiết của cảnh sát ở Hong Kong đối với những người biểu tình phản đối Luật an ninh Hồng Kông. Bản cáo trạng cũng tố cáo sự kiểm duyệt và trả thù các nhà báo, nhân viên y tế và những người khác tìm cách lên tiếng sau vụ dịch Covid-19 của chính quyền Trung Quốc…
Và như mọi khi, Trung Quốc đã bác bỏ tất cả những chỉ trích về chính sách của họ. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc nói: “Các vấn đề liên quan đến Tân Cương không được gọi là vấn đề nhân quyền, dân tộc và tôn giáo, mà là vấn đề chống khủng bố và chống ly khai… Tất cả các nhóm dân tộc ở Tân Cương đã được hưởng đầy đủ tất các quyền con người trong một môi trường hòa bình và an toàn, đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi”.
Ông Hillel Neuer, Giám đốc điều hành của Tổ chức Giám sát LHQ (UN Watch), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva với nhiệm vụ giám sát hoạt động của Liên Hợp Quốc, đã chỉ trích quyết định này và cho rằng qua hành động này, LHQ đã tự làm suy yếu tính hợp pháp và vai trò của các chuyên gia nhân quyền.
Chúng ta biết, Hội đồng Nhân quyền của LHQ (UN Human Rights Council – HRC) là cơ quan được thành lập (2006) để thay thế cho Ủy ban quyền con người (CHR) vốn hoạt động không hiệu quả. Sự kiện này được nhiều tổ chức và chuyên gia đánh giá là hứa hẹn mở ra “một trang mới” trong hoạt động của LHQ trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ quan này đã ít nhiều đánh mất uy tín của mình. Năm 2018 Mỹ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC) vì cho rằng họ biết rõ Hội đồng này gồm những ai và tôn trọng “nhân quyền” như thế nào. Đó là những quốc gia nói một đằng làm một nẻo, và rằng dù họ (Mỹ) không nghi ngờ mục đích cao cả của Hội đồng Nhân quyền, nhưng hoạt động của nó là kém hiệu quả. Nó trở thành cơ quan bảo vệ những nước lạm dụng nhân quyền và đầy thành kiến chính trị.
Tháng 12-2016, tổng thống Mỹ Donal Trump từng nhận xét thẳng thừng ngay sau khi đắc cử rằng: “Liên Hiệp Quốc có tiềm năng lớn như vậy nhưng ngay bây giờ, đó chỉ là một câu lạc bộ để mọi người tụ tập, tán dóc và có thời gian vui vẻ cùng nhau. Thật đáng buồn!”
Mỹ cũng đã cắt giảm đài thọ cho LHQ vì cho rằng tổ chức này lãng phí ngân sách cho những dự án không hiệu quả, những chương trình vô bổ. Giải thích cho quyết định rút Mỹ khỏi UNHRC, đại sứ Mỹ tại LHQ là bà Nikki Haley lúc đó đã chê trách các nước Nga, Trung Quốc, Cuba và Ai Cập “cản trở” nỗ lực cải cách UNHRC của Mỹ. Bà cũng chỉ trích các nước phương Tây khi cho rằng dù họ chia sẻ chung các giá trị và kêu gọi Washington đừng thoát ly UNHRC, nhưng lại “không sẵn lòng đấu tranh nghiêm túc với hiện trạng”. “Cứ nhìn vào thành phần của hội đồng mà xem, quý vị có thể thấy ngay sự coi thường đối với những quyền con người cơ bản nhất”, Đại sứ Haley lập luận.
Quả thật, nhìn vào danh sách các quốc gia trúng cử UNHRC các nhiệm kỳ gần đây (bao gồm 14 quốc gia) nhiều người không tránh khỏi cảm giác thất vọng. Chẳng hạn như Venezuela, một đất nước mà tình trạng vi phạm nhân quyền trở thành vấn đề nổi cộm nhưng hai lần liên tiếp nằm trong Hội đồng Nhân quyền khi được tái cử ngày 17-10-2019. Bên cạnh đó còn góp mặt nhiều “anh hào” có tiếng về vi phạm nhân quyền như: Trung Quốc, Cuba (2009, 2013, 2016), Các tiểu vương quốc Ả rập, Congo…
Nhiều báo cáo cho thấy, trong vài năm qua Trung Quốc đã tìm mọi cách để chi phối UNHRC. Một mặt, Trung Quốc ngăn chặn những chỉ trích của quốc tế nhắm vào mình, mặt khác họ phổ biến quan điểm gọi là “chủ quyền quốc gia” và “không can thiệp vào công việc nội bộ” nhằm làm suy yếu các chuẩn mực, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của tổ chức nhân quyền quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sử dụng ảnh hưởng kinh tế và quyền lực mềm ngày càng tăng của mình, để gây áp lực lên các quốc gia khác khiến các nước này thay đổi lập trường khi bỏ phiếu, hoặc giữ thái độ im lặng trước những báo cáo chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền.
Mới đây, ngày 2-4-2020, Trung Quốc lại chỉ định vào một ủy ban trong UNHRC với vai trò tư vấn, xem xét các ứng viên cho những chức vụ quan trọng của Hội đồng. Ở đó Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chọn các nhà điều tra nhân quyền của cơ thể thế giới về các vấn đề tự do ngôn luận, mất tích, giam giữ tùy tiện… Thật trớ trêu khi đây là tất cả những điều mà chế độ cộng sản Trung Quốc được cho là đã và đang vi phạm nghiêm trọng.
Có người nhận xét rằng “Liên Hiệp Quốc giờ đây như tổ chức công đoàn Việt Nam!”, tức là hữu danh vô thực. Có lẽ nhận xét này hơi quá, nhưng ai cũng có thể nhận thấy rằng vai trò của LHQ trong những năm gần đây đã giảm sút đáng kể. Đặc biệt điều này càng đúng với UNHRC qua những diễn biến liên quan gần đây. Tuy nhiên nhiều người vẫn hy vọng rằng UNHRC sẽ không phải là một tổ chức “bị đặt nhầm tên” và “không xứng đáng với tên gọi của nó” như lời phê phán của bà Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ tại LHQ.
Đỗ Minh (tổng hợp)
[1] 46 countries voice support for China’s anti-terrorism and de-radicalization work in Xinjiang (newseu.cgtn.com/news/2020-07-01).
[2] Act on Broad Expert Call Denouncing China Abuses (hrw.org/news/2020-06-29).
[3] China joins U.N. human rights panel, will help pick experts on free speech, health, arbitrary detention (unwatch.org/chinaunhrc/2020-04-03).
[4] Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (tuoitre.vn).
[5] Mỹ rút khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (rfi.fr).
[6] Trung Quốc thao túng hệ thống nhân quyền LHQ ra sao? (trithucvn.net).
Có thể bạn quan tâm
Cáo Phó Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Th1
Mỗi người được hưởng bao nhiêu ơn toàn xá mỗi ngày trong Năm..
Th1
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla làm nữ Tổng trưởng đầu..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm C
Th1
Hội Ngộ Đồng Hương Giáo Phận Hà Tĩnh Tại Miền Nam 2025
Th1
ĐHY Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành mở Cửa Thánh Đền..
Th1
Khai Mạc Năm Thánh 2025 Tại 27 Giáo Phận Tại Việt Nam
Th1
VPTGM-GPHT: Thông báo Đăng ký hành hương Tòa Thánh trong Năm Thánh 2025
Th1
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ..
Th1
Thánh lễ Khai Mạc Tuần Chầu Hồng Phúc Giáo xứ Chày
Th1
Họp Mặt Và Kỷ Niệm 25 Năm Thành Lập Hội Đồng Hương Giáo..
Th1
Ý Cầu Nguyện Của Đức Thánh Cha Tháng 01/2025: Cầu Cho Quyền Được..
Th1
Logo Năm Mục Vụ 2025: “Hội Thánh Việt Nam Cùng Nhau Loan Báo..
Th1
10 Sự Kiện Nổi Bật Tại Giáo Phận Hà Tĩnh Năm 2024
Th1
Suy Niệm Lễ Chúa Hiển Linh: Thiên Chúa Tỏ Mình Qua Chúa Con
Th1
Tại sao Lễ Hiển Linh là lễ của ánh sáng
Th1
Đức Cha Phêrô Lê Tấn Lợi: Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Cần..
Th1
Mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa – Quan Thầy Giáo Phận và Truyền Chức..
Th1
Cẩm Nang Học Hỏi Năm Thánh 2025 – Phần Dẫn Nhập
Th1
Gần 900 Bạn Trẻ Tham Dự Ngày Hội Ngộ Giới Trẻ Hạt Ngàn..
Th1