Vừa qua, tôi được tham dự cùng với đông đảo các anh chị em giới chức Công giáo 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình nhân kỷ niệm mừng lễ bổn mạng thánh Ignatio Loyola tại giáo xứ Tĩnh Giang. Cuộc hội ngộ gặp gỡ đã cho tôi nhiều cảm xúc và suy nghĩ về một mối tương quan vô cùng mật thiết, một sợi dây kết nối tình thân trong Chúa Kitô giữa các anh chị em giới chức Công giáo với nhau.
Trong cuộc gặp gỡ ấy, tôi được nghe nhiều câu chuyện từ các thành viên đã gắn bó với hội giới chức suốt thời gian qua. Chia sẻ với nhau, một bác sỹ hiện đang công tác tại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh tâm sự: “Anh tham gia giới công chức Công giáo ngay từ những ngày đầu thành lập”.
Đối với anh, việc tham gia vào nhóm đã cho anh rất nhiều thứ. Đó là mở rộng mối quan hệ, có thêm nhiều anh chị em cùng ngành nghề, và điều quan trọng hơn hết là cùng nhau làm được nhiều việc ý nghĩa cho người khác. Trong nhiều năm qua, bằng sự hi sinh, lòng nhiệt huyết anh đã cùng với các thành viên trong ngành y tế đã tổ chức khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhiều bệnh nhân nghèo.
Cũng qua sinh hoạt, tĩnh tâm gặp gỡ với nhau đã giúp anh rất nhiều trong việc giữ vững đức tin và sống đúng bổn phận là một người Kitô hữu trong xã hội nhiều cám dỗ. Ở cương vị của anh bây giờ, nếu đánh đổi đức tin để chọn lựa phát triển sự nghiệp thì anh đã ở một vị trí công tác cao hơn trong ngành.
Nhưng không! Anh chấp nhận ở vị trí hiện tại để sống đúng tinh thần và luật Chúa dạy. Và anh cũng đã đem nhiều lời khuyên chân thành đến các thành viên khác gặp hoàn cảnh tương tự. “Mình hãy biết phó thác trông cậy nơi Chúa, phần còn lại Người sẽ sắp xếp và lo liệu”. Anh nói.
Hay câu chuyện của một cô giáo tìm thấy niềm vui ngoài mối quan hệ nơi công tác khi tham gia vào Hội giới chức Công giáo. Nhiều người sẽ cho rằng giáo viên thì sẽ ít khó khăn và nhiều niềm vui hơn các ngành nghề khác. Thế nhưng, có những nỗi khổ riêng mà ít người hiểu, chia sẻ và thông cảm. Chính những cuộc gặp gỡ, trao đổi đã xóa nhòa khoảng cách và có thêm nhiều anh chị cùng ngành nghề để hiểu, để thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Trong bài chia sẻ tĩnh tâm về câu chuyện người Samari nhân hậu của Cha giảng phòng, điều đọng lại trong tôi đó là câu hỏi Ngài dành cho tất cả giới chức Công giáo: Xã hội ngày nay con người trở nên thờ ơ với nhau, dửng dưng với nỗi đau của người khác. Sống trong một xã hội mà lòng tốt thì còn, còn lòng tin thì đã bị đánh cắp, người công chức Công giáo phải làm gì để nên thánh? Phải làm gì để anh chị em trở nên người thân cận của nhau?
Thật vậy, đó là một câu hỏi không dễ dàng và không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được.
Mục đích của giới Công chức Công giáo là chia sẻ, hướng dẫn đời sống đức tin, cùng giúp nhau sống chứng nhân Tin Mừng giữa lòng xã hội hầu làm vinh danh Thiên Chúa. Điều đó nhắc nhở mỗi thành viên hãy trở nên người thân cận của nhau bằng sự yêu thương và phục vụ.
Giới chức Công giáo là những trí thức trong xã hội, là những người có tầm ảnh hưởng đến nhiều người qua việc làm hàng ngày của mình. Chính mỗi hành động của công viên chức Công giáo là một dấu chỉ thể hiện mình là người con của Chúa, là Kitô hữu sống tốt lành. Vì thế, mỗi thành viên trong nhóm phải gắn kết, chia sẻ với nhau để cùng giúp nhau nên thánh, cùng nhau làm rạng danh Chúa bằng tình yêu thương hiệp nhất.
Vậy người công chức Công giáo phải làm gì?
Trong bài chia sẻ trong thánh lễ, Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhấn mạnh: Trước hết chúng ta hãy siêng năng chạy đến với Chúa qua lời Cầu nguyện. Chúa đã dạy chúng ta cầu nguyện với Ngài bằng Kinh lạy Cha. Ngài đã mời gọi các thành viên trong giới chức Công giáo hãy đoàn kết, sống và làm việc theo tinh thần Tin Mừng, hãy tự tạo cho mình những chương trình hành động cụ thể nhằm giúp ích cho chính mình và cho người khác.
Đức Cha cũng mong muốn các thành viên hãy là những chứng nhân cho Chúa giữa cuộc sống đời thường, hãy trở nên muối, men để ướp mặn đời; hãy trở nên ánh sáng đem niềm vui và soi dẫn cho người khác bằng sự hy sinh và phục vụ cách vô vị lợi.
Nhìn gương mặt rạng rỡ, nụ cười thân thiện trao nhau tại buổi gặp gỡ, tôi biết họ đến vì tinh thần hiệp nhất. Họ đến vì niềm vui gặp gỡ trong Chúa Kitô. Họ đến vì họ cảm thấy cần có nhau trong xã hội nhiều cám dỗ như hiện nay.
Bên cạnh những niềm vui cuộc gặp gỡ mang lại, vẫn còn nhiều trăn trở mà các thành viên mong muốn Ban tổ chức giới công chức Công giáo có thể làm để mang lại nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực hơn cho mỗi thành viên.
Nhiều ý kiến cho rằng: Mỗi cuộc gặp gỡ hằng năm cần có thay đổi nội dung, chủ đề khác nhau để tránh nhàm chán, trùng lặp. Hay có sự giao lưu gặp mặt luân phiên theo từng Giáo hạt để có thể giao lưu kết nối với nhau nhiều hơn.
Tin tưởng rằng, thời gian tới với nhiệm kỳ mới sẽ có nhiều thay đổi trong khâu tổ chức để các cuộc gặp gỡ trở nên thân tình, ý nghĩa hơn hầu kết nối và giữ vững tinh thần hiệp nhất trong Chúa Kitô, giúp đỡ nhau trong chuyên môn nghiệp vụ và cùng trở nên chứng nhân của Chúa trong xã hội hôm nay.
Têrêsa Phượng
Có thể bạn quan tâm
Ngày 27/12: Thánh Gioan Tông đồ
Th12
Ý nghĩa của hành hương Năm thánh?
Th12
Ngày 28/12: Các Thánh Anh Hài tử đạo
Th12
Cửa Thánh: Nguồn Gốc, Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Việc Mở Cửa Thánh
Th12
Trực Tiếp Sứ Điệp Giáng Sinh Năm 2024 Và Phép Lành Toàn Xá..
Th12
Đức Thánh Cha Chủ Sự Nghi Thức Mở Cửa Thánh Đền Thờ Thánh..
Th12
Ngày 26-12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi
Th12
Đức cha Louis chủ sự đại lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Chính..
Th12
Chuyến mục vụ của Đức cha Louis trước đại lễ Giáng Sinh
Th12
Suy Niệm Lễ Giáng Sinh – Một Người Con Đã Được Ban Tặng..
Th12
Ngày 25 Tháng 12 – Đại Lễ Giáng Sinh
Th12
Ngắm nhìn Hang Đá Máng Cỏ chúng ta nghĩ gì?
Th12
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Lễ Chúa..
Th12
Thánh Lễ An Táng Đức Cố Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12