Hồng Thủy – Vatican News
Bài giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Trong các bài giáo lý của những tuần này, chúng ta đang tập trung vào những điều kiện tiên quyết để có thể thực hành phân định tốt. Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đưa ra quyết định, và để đưa ra quyết định, chúng ta phải thực hiện một hành trình phân định. Mọi hoạt động quan trọng đều có những “hướng dẫn” cần tuân theo, những hướng dẫn này phải được biết để tạo ra những hiệu quả mong muốn. Hôm nay chúng ta sẽ xem xét một thành phần không thể thiếu khác để phân định, đó là câu chuyện cuộc đời của chính mỗi người. Biết câu chuyện cuộc đời của mình là một thành phần mà chúng ta có thể nói là không thể thiếu.
Kinh nghiệm của thánh Augustino
Cuộc đời của chúng ta là “cuốn sách” quý giá được ban tặng cho chúng ta, một cuốn sách mà rất tiếc là nhiều người không đọc, hay nói đúng hơn là họ đọc quá trễ, trước khi chết. Tuy nhiên, chính trong cuốn sách đó, chúng ta có thể tìm thấy những gì chúng ta tìm kiếm một cách vô ích ở nơi khác. Thánh Augustinô, một vĩ nhân tìm kiếm sự thật, đã hiểu được điều này chính bằng cách đọc lại cuộc đời của mình, nhận ra trong đó những bước đi âm thầm và kín đáo, nhưng sâu sắc về sự hiện diện của Chúa. Vào cuối cuộc hành trình này, ngài ngạc nhiên ghi nhận: “Chúa ở trong, còn con thì ở ngoài con, và con đã tìm kiếm Ngài ở bên ngoài; là kẻ xấu xa, con đã lăn xả vào những vật xinh đẹp mà Ngài đã dựng nên. Ngài đã ở với con, nhưng con không ở với Ngài” (Tự thú X, 27,38). Do đó, lời mời gọi của thánh nhân là trau dồi đời sống nội tâm để tìm ra điều mà chúng ta đang tìm kiếm: “Hãy trở về với chính mình. Sự thật hiện diện trong con người nội tâm” (Tôn giáo Thật, XXXIX, 72).
Những định kiến tiêu cực
Nhiều lần chúng ta cũng đã có kinh nghiệm giống thánh Augustinô, khi thấy mình bị giam cầm bởi những ý tưởng khiến chúng ta xa cách bản thân, những định kiến làm tổn thương chúng ta: ví dụ, “tôi chẳng đáng gì” – và bạn xuống tinh thần; “mọi thứ đều tồi tệ đối với tôi” – và bạn xuống tinh thần; “tôi sẽ không bao giờ đạt được bất cứ điều gì tốt đẹp” – và bạn xuống tinh thần, vv. Những cụm từ bi quan này khiến bạn thất vọng! Đọc lịch sử của chính mình cũng có nghĩa là nhận ra sự hiện diện của những yếu tố “độc hại” này, nhưng sau đó mở rộng câu chuyện của chúng ta, học cách chú ý đến những thứ khác, làm cho nó trở nên phong phú hơn, tôn trọng sự phức tạp hơn, có thể nắm bắt được những cách kín đáo mà trong đó Chúa hành động trong cuộc sống của chúng ta.
Hãy nhắc đến cả những điều tốt của mình
Tôi từng biết một người mà những người quen nói rằng anh ta xứng đáng nhận giải Nobel vì sự tiêu cực: mọi thứ đều tồi tệ, mọi thứ, và luôn tìm cách coi thường mình. Anh là một người cay đắng nhưng có nhiều phẩm chất. Và rồi anh gặp được một người khác giúp đỡ anh. Mỗi khi anh phàn nàn điều gì đó, người kia lại nói: “Nhưng bây giờ, để bù đắp, hãy nói điều tốt về bản thân”. Và anh nói: “Nhưng, vâng, … tôi cũng có phẩm chất này”, và từng chút một đã giúp anh tiến bước, đọc rõ cuộc đời của mình, cả những điều xấu và tốt. Chúng ta phải đọc cuộc đời của mình, để chúng ta nhìn thấy những điều chưa tốt và cả những điều tốt mà Chúa gieo vào chúng ta.
Chúng ta đã thấy rằng sự phân định có một cách tiếp cận tường thuật: nó không tập trung vào hành động chính xác, nhưng đặt nó vào một bối cảnh: suy nghĩ này đến từ đâu? Điều tôi cảm thấy bây giờ, xuất phát từ đâu? Điều mà tôi đang nghĩ bây giờ sẽ dẫn tôi đến đâu? Trước đây, tôi đã gặp nó khi nào? Nó là một cái gì đó mới đến với tôi bây giờ, hay tôi đã gặp thấy nó ở những lúc khác? Tại sao nó lại mạnh mẽ hơn những điều khác? Với điều này, cuộc sống có ý nghĩa gì đối với tôi?
Khám phá những viên ngọc quý trong cuộc đời mình
Đức Thánh Cha nói tiếp: Kể lại các sự kiện trong cuộc đời của chúng ta cũng cho phép chúng ta nắm bắt được các sắc thái và chi tiết quan trọng, những điều có thể cho thấy chúng là những trợ giúp quý giá mà cho đến khi đó chúng ta vẫn chưa nhận ra. Ví dụ, một bài đọc, một công việc, một cuộc gặp gỡ, thoạt nhìn được coi là không mấy quan trọng, nhưng sau đó sẽ truyền tải một sự bình an nội tâm, truyền niềm vui sống và đề xuất những sáng kiến tốt hơn nữa. Việc dừng lại và nhận ra điều này là cần thiết đối với việc phân định. Dừng lại nghĩa là nhận biết, đây là điều quan trọng cho sự phân định; đó là công việc thu thập những viên ngọc trai quý giá và ẩn giấu mà Chúa đã gieo rải trên đất của chúng ta.
Điều tốt thì ẩn giấu, thinh lặng; nó đòi phải đào bới tìm kiếm từ từ và liên tục. Bởi vì phong cách của Thiên Chúa là kín đáo, không áp đặt; nó giống như không khí mà chúng ta hít thở – chúng ta không nhìn thấy nó nhưng nó giúp chúng ta sống, và chúng ta chỉ nhận ra điều này khi thiếu nó.
Nhận ra những phép lạ nhỏ Chúa thực hiện trong cuộc đời mình
Thói quen đọc lại cuộc đời của mình sẽ dạy cách nhìn, tinh luyện nó, giúp có thể ghi nhận những phép lạ nhỏ mà Thiên Chúa nhân lành thực hiện cho chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta nhận ra điều này, chúng ta nhận thấy những hướng khả thi khác giúp củng cố hương vị nội tâm, sự bình an và sự sáng tạo của chúng ta. Trên hết, nó giúp chúng ta thoát khỏi những định kiến độc hại. Thật là khôn ngoan khi nói rằng một người không biết quá khứ của mình thì sẽ lặp lại điều đó.
Nếu chúng ta không biết con đường chúng ta đã đi, không biết quá khứ, chúng ta luôn lặp lại nó, chúng ta đi vòng tròn. Người đi vòng tròn thì không bao giờ tiến tới, không có đường đi.
Kể về cuộc đời để khám phá những điều mình chưa nhận ra
Chúng ta có thể tự hỏi: tôi đã bao giờ kể cho ai nghe về cuộc đời mình chưa? Đây là một trải nghiệm đẹp của các cặp đôi đính hôn, khi họ nghiêm túc, họ kể cho nhau về cuộc sống của họ … Đó là một trong những hình thức giao tiếp đẹp và thân mật nhất, kể về cuộc sống của họ. Nó cho phép chúng ta khám phá những điều cho đến nay chưa được biết, những điều nhỏ bé và đơn giản, nhưng như Tin Mừng đã nói, chính từ những điều nhỏ bé sinh ra những điều lớn lao (x. Lc 16,10).
Cuộc đời của các thánh cũng là một sự trợ giúp quý báu để nhận ra phong cách của Thiên Chúa trong cuộc sống của một người: giúp chúng ta quen với cách hành động của Người. Một số cách hành xử của các thánh thách đố chúng ta, cho chúng ta thấy những ý nghĩa mới và cơ hội mới. Ví dụ, đây là điều đã xảy ra với Thánh Inhaxiô thành Loyola. Khi mô tả khám phá cơ bản của cuộc đời mình, ngài bổ sung thêm một minh định quan trọng: “Từ kinh nghiệm, ngài đã suy ra rằng một số suy nghĩ khiến ngài buồn bã, một số khác khiến ngài vui tươi; và từng chút một ngài học biết sự đa dạng của những tâm trạng khuấy động trong lòng ngài” (Tự truyện, số 8). Hãy chú ý, hãy biết những gì xảy ra trong lòng chúng ta.
Phân định là đọc lại theo cách tường thuật những thời khắc trong cuộc đời
Phân định là đọc theo cách tường thuật những thời khắc tốt đẹp và những giây phút đen tối, về những an ủi và tuyệt vọng mà chúng ta trải qua trong cuộc đời mình. Trong phân định, chính trái tim nói với chúng ta về Thiên Chúa, và chúng ta phải học cách hiểu ngôn ngữ của nó. Ví dụ, chúng ta hãy tự hỏi mình vào cuối ngày: điều gì đã xảy ra hôm nay trong lòng tôi? Một số người nghĩ rằng việc kiểm thảo lương tâm này là kết toán cho những tội lỗi bạn đã làm, nhưng cũng là tự hỏi “Điều gì đã xảy ra trong lòng tôi, tôi có vui không? Điều gì đã mang lại cho tôi niềm vui? Tôi có buồn không? Nỗi buồn đã mang lại cho tôi điều gì?” Và như thế chúng ta học cách phân định những gì xảy ra trong lòng chúng ta.
Nguồn: vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
Cáo Phó Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Th1
Mỗi người được hưởng bao nhiêu ơn toàn xá mỗi ngày trong Năm..
Th1
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla làm nữ Tổng trưởng đầu..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm C
Th1
Hội Ngộ Đồng Hương Giáo Phận Hà Tĩnh Tại Miền Nam 2025
Th1
ĐHY Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành mở Cửa Thánh Đền..
Th1
Khai Mạc Năm Thánh 2025 Tại 27 Giáo Phận Tại Việt Nam
Th1
VPTGM-GPHT: Thông báo Đăng ký hành hương Tòa Thánh trong Năm Thánh 2025
Th1
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ..
Th1
Thánh lễ Khai Mạc Tuần Chầu Hồng Phúc Giáo xứ Chày
Th1
Họp Mặt Và Kỷ Niệm 25 Năm Thành Lập Hội Đồng Hương Giáo..
Th1
Ý Cầu Nguyện Của Đức Thánh Cha Tháng 01/2025: Cầu Cho Quyền Được..
Th1
Logo Năm Mục Vụ 2025: “Hội Thánh Việt Nam Cùng Nhau Loan Báo..
Th1
10 Sự Kiện Nổi Bật Tại Giáo Phận Hà Tĩnh Năm 2024
Th1
Suy Niệm Lễ Chúa Hiển Linh: Thiên Chúa Tỏ Mình Qua Chúa Con
Th1
Tại sao Lễ Hiển Linh là lễ của ánh sáng
Th1
Đức Cha Phêrô Lê Tấn Lợi: Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Cần..
Th1
Mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa – Quan Thầy Giáo Phận và Truyền Chức..
Th1
Cẩm Nang Học Hỏi Năm Thánh 2025 – Phần Dẫn Nhập
Th1
Gần 900 Bạn Trẻ Tham Dự Ngày Hội Ngộ Giới Trẻ Hạt Ngàn..
Th1