Các tôn giáo khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau. Nhưng rõ ràng thuyết hữu thần, đã mang lại một khoảng rộng bao la về nhận thức và cảm xúc. Điều này đã được minh chứng, qua những nền văn minh, những thành quả văn hóa của nhiều dân tộc, cũng như những sự nghiệp rực rỡ, những tư tưởng khai sáng, của những thiên tài xuất sắc từ cổ chí kim.
Truyền thuyết kể, trong một lần diễn thuyết trước đám đông công chúng, một học giả đã thuyết phục thính giả rằng, Thượng Đế tuyệt đối không thể tồn tại. Thậm chí ông ta còn ngửa mặt lên trời nói to thách thức: Thượng Đế, nếu ông tồn tại, hãy xuống đây và giết chết tôi giữa đám đông này. Có vậy chúng tôi mới tin rằng ông tồn tại! Tất nhiên, chẳng có Thượng Đế nào đi xuống để giết ông ta cả. Được thể, ông ta nhìn quanh rồi kết luận, thấy chưa – làm gì có Thượng Đế!
Trước vẻ dương dương tự đắc của vị học giả, một người phụ nữ quàng khăn trên đầu đứng dậy mà rằng: Thưa ông, lý thuyết của ông rất sâu sắc và ông quả là một học giả đọc rộng biết nhiều. So với ông, tôi chỉ là một phụ nữ quê mùa. Tôi không đủ khả năng bác lại lý thuyết của ông. Tuy nhiên, tôi mong muốn ông trả lời giúp câu hỏi của tôi. Tôi đã thờ Đức Chúa trong nhiều năm. Tôi cảm thấy an lành trong tâm, khi tôi nghĩ rằng Chúa là Đấng cứu rỗi chúng ta. Tôi thích đọc Kinh Thánh, và càng đọc, tôi càng cảm thấy an lành. Sự huy hoàng của Chúa sung mãn trái tim tôi. Bởi vì khi tin vào Chúa, tôi có được niềm vui lớn nhất trong đời. Tôi muốn hỏi ông câu hỏi sau đây. Nếu sau khi chết, tôi phát hiện ra rằng – Chúa không hề tồn tại, hay Chúa không phải con của Thượng Đế, và rằng những gì nói trong Kinh Thánh là không đúng, thì tôi đã mất mát điều gì – nếu tôi tin vào Chúa trong suốt cuộc đời?
Vị học giả cổ xúy cho thuyết vô thần ngẫm nghĩ về câu hỏi này một lúc, rồi lắp bắp: tôi không nghĩ bà mất mát điều gì. Cám ơn ông đã cho tôi câu trả lời hay – người phụ nữ nói. Nhưng tôi còn một câu hỏi khác. Nếu sau khi chết, ông phát hiện Chúa đúng là tồn tại, những gì viết trong Kinh Thánh là tuyệt đối đúng, Chúa là con của Thượng Đế, thiên đường và địa ngục là có thật, thì xin hỏi ông, ông đã đánh mất điều gì? Vị học giả im lặng hồi lâu, không biết trả lời ra sao trước câu hỏi thứ hai này.
Thoạt nghe thì câu chuyện vừa kể trên chỉ là chuyện người ta có tin vào thần hay không, đơn giản chỉ là biểu hiện của thế giới quan khác nhau. Và thật may mắn cho vị học giả kia, ông không bị trả lời một câu hỏi quan trọng hơn, hóc búa hơn nhiều. Rằng nếu tin là có Chúa và những gì viết trong Kinh Thánh là tuyệt đối đúng, Chúa đúng là con của Thượng Đế, và tồn tại thiên đường và địa ngục, thì sẽ có lợi hơn hay không?
Nhưng thử hỏi ở một quốc gia nào đó, công dân của họ không tin có một đấng tối cao nào cả? Ở đó, người ta đinh ninh rằng, không tồn tại không gian khác, không có luân hồi, không có nhân quả báo ứng… Nhận thức của công chúng giảm xuống đến mức – chỉ thừa nhận những gì đã thấy quá rõ. Đó là một không gian, một đời sống, chỉ có họ với đồng loại đua tranh “khôn sống mống chết”!? Rằng ở đó, con người chỉ còn biết trục lợi bằng mọi giá – bất chấp tất cả, miễn sao bịt mắt được thế gian!?
Nếu quả như vậy, thì đạo đức của xã hội đó sẽ trượt dốc tới mức nguy hiểm. Rằng không thể có một hệ thống pháp luật nào, cũng như lực lượng nào, có đủ khả năng kiểm soát những hành vi tội phạm của các cá nhân, hay tổ chức trong xã hội đó. Phần “con” trong mỗi cá nhân chắc sẽ mặc sức hoành hành. Bởi dù muốn hay không muốn, thông thường mỗi một con người theo nghĩa đích thực, luôn cần đến đức tin. Một đức tin lành mạnh (không bàn đến đúng sai), nó dứt khoát sẽ phải định hướng con người về một cuộc sống cao đẹp.
Sống trong một xã hội giả dối, con người không có đức tin, không có sự bồi đắp tinh thần thường xuyên, và không có năng lượng nội tâm, con người quyết không thể có hạnh phúc. Một người sống không có đức tin, cũng như không có “đấng cứu thế” nào với ông ta cả, lúc sức tàn lực kiệt, sẽ lâm vào cảnh tuyệt vọng khốn cùng! Người ta đã từng chứng kiến, những lời ao ước thở dài đầy ca thán – sẽ tốt biết bao, nếu “đấng cứu thế” thực sự tồn tại, vào lúc hấp hối của những con người đã từng tin vào thuyết vô thần. Bởi còn gì thê thảm hơn cái cảnh lẻ loi – đơn chiếc:
Mong manh tuyệt vọng bơ vơ
Mảnh hồn trơ trụi dạt về phương nao?
May thay, niềm tin vào sự tồn tại của một đấng thiêng liêng dường như là sự ký gửi của tạo hóa vào mỗi sinh linh. Cũng có người bảo đó là ánh sáng tâm hồn đến từ tiềm thức sâu thẳm của nhân loại. Vì thế bất kể những kẻ “bất kham” nỗ lực thế nào, nhằm tẩy chay hay nhạo báng đức tin hữu thần, đều là vô nghĩa đối với đa phần nhân loại. Những “tiểu nhân đắc chí”, những kẻ mông muội vô giáo dục thắng thế, thường không muốn tin vào “nhân quả”, nhưng chắc chắn chúng đều có kết cục chẳng ra gì. Điều này dường như đều đã được kiểm chứng, trong thực tế đời sống của mọi dân tộc.
Những người tin theo đạo Phật cho rằng, các bất hạnh như nghèo khó, bệnh tật, và tai họa thường được gây ra bởi trường nghiệp lực. Tất nhiên các tôn giáo khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau. Nhưng rõ ràng thuyết hữu thần, đã mang lại một khoảng rộng bao la về nhận thức và cảm xúc. Điều này đã được minh chứng, qua những nền văn minh, những thành quả văn hóa của nhiều dân tộc, cũng như những sự nghiệp rực rỡ, những tư tưởng khai sáng, của những thiên tài xuất sắc từ cổ chí kim.
Những người theo chủ nghĩa vô thần, đã từng ca ngợi tinh thần duy vật trong đoạn thơ dưới đây, được phát ra từ miệng của quỷ Mephisto (một kẻ không tin vào những đức tính tốt đẹp của con người, một nhân vật trong tác phẩm “Faust” của đại thi hào Johann Wolfgang (von) Goethe (1749 – 1832), một kiệt tác của nhân loại).
“Thế giới này ta cứ tàn cứ hủy
Nào biết rằng thế giới khác có hay chăng
Vui sướng đời ta trái đất này mang
Đau khổ đời ta chính mặt trời kia chiếu rọi”.
Thì đúng là miệng lưỡi của bầy quỷ dữ, sẽ chỉ mang đến hủy diệt chết chóc. May thay Goethe chỉ để nó phát ra từ cái miệng lưỡi độc ác của quỷ, chứ nếu không “Faust” còn đâu là một kiệt tác (!?).
Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã tuyệt đối hóa thuyết vô thần trong giáo dục, nơi mà người ta tự hào: có ánh sáng khoa học dẫn đường và có chân lý trong tay làm gậy chống. Thậm chí người ta còn khuyến khích, giáo dục, để cười nhạo và chế giễu những ai tin rằng có đấng tối cao, và họ nghĩ rằng những người hữu thần là những kẻ ngu ngốc. Đặc biệt họ đinh ninh quả quyết rằng, tôn giáo sẽ biến mất. Nhưng tôn giáo là một hiện tồn do tạo hóa gieo vào lòng con người. Liệu nó có trường tồn hay không cùng với sự tồn tại của nhân loại, điều này hoàn toàn còn tùy thuộc vào quy luật vận hành của tạo hóa.
Tuy nhiên như những gì nhân loại đã và đang trải qua, thì chỉ thấy những cảnh đổ vỡ ê chề, những cảnh man rợ – đói nghèo cơ cực, cái ác hoành hành, con người vô cảm, nghèo nàn về tinh thần, trần trụi trong lương tri… ở những nơi, những thời điểm, mà ở đó người ta ra sức phủ nhận, tiêu diệt, hay báng nhạo những hiện tồn đó. Và đó là những cái mất lớn nhất, cái khó khắc phục nhất, một khi “phần hồn” đã hỏng!
Để kết thúc bài viết, xin được trở về với những quan điểm của những con người xuất sắc của nhân loại – bàn về chủ đề này. Louis Pasteur (1822 – 1895) – một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, với những khám phá về vi trùng, tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch…, đã đúc rút về một hiện thực rằng: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”. Bởi vậy, hẳn không có gì đáng ngạc nhiên, khi được nghe Richard Phillips Feynman (1918-1988) – nhà Vật lý lí thuyết nổi tiếng người Mỹ – đoạt giải Nobel tổng kết: “Rất nhiều nhà khoa học quả thực vừa tin tưởng khoa học vừa tin vào Thượng Đế”. Mạnh mẽ hơn, Wernher Magnus Maximilian Freiherr von Braun (1912-1977) – một trong những tên tuổi hàng đầu của công cuộc phát triển kỹ nghệ tên lửa, đã viết: “Sự thần kỳ vô biên của vũ trụ chỉ có thể chứng thực đức tin của chúng ta rằng, chắc chắn có Đấng sáng thế. Tôi phát hiện ra rằng, việc lý giải một nhà khoa học không thừa nhận tính siêu thường của vũ trụ và một nhà thần học phủ nhận sự tiến bộ của khoa học đều khó như nhau”. Còn vị anh hùng cái thế – người dẫn dắt công chúng xuất sắc – có ảnh hưởng to lớn tới lịch sử nhân loại, Napoléon Bonaparte (1769 – 1821), thì đã nhìn thấu một giá trị rằng: “Tôn giáo là cái giữ cho người nghèo không giết người giàu”. Và phải chăng, hơn tất cả: “Đức tin là con chim cảm nhận được ánh sáng khi bình minh vẫn còn tăm tối”, cái giá trị cao cả – tạo hóa ban tặng cho con người, như Rabindranath Tagore (1861 – 1941) – một triết gia, nhà thơ, người đoạt giải Nobel đã phát biểu.
Dương Quốc Việt
Có thể bạn quan tâm
Hội dòng MTG Vinh: Mừng hồng ân Thánh hiến và Bế mạc Năm..
Th11
Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Khe Ngang
Th11
Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng: Kế Hoạch Thực Hiện Sống Năm Thánh..
Th11
Thánh lễ tạ ơn Công bố Quyết định Thành lập Giáo họ độc..
Th11
Thánh lễ tạ ơn hồng ân thánh hiến tại Cộng đoàn MTG Chân..
Th11
Suy Niệm Chúa Nhật XXXIV Thường Niên B – Chúa Giêsu Kitô, Vua..
Th11
Đức Thánh Cha Thành Lập Ủy Ban Tòa Thánh Về Ngày Thế Giới..
Th11
Ủy Ban Mục Vụ Di Dân Gặp Mặt Tại Hà Nội
Th11
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo
Th11
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Sứ thần Tòa Thánh tại Ucraina: 1.000 ngày chiến tranh, số người chết..
Th11
Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ: Bài 147 – Say Nắng Người..
Th11
Sứ Mạng Của Giáo Viên Công Giáo
Th11
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Kitô Vua Năm B – 2024
Th11
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người..
Th11
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đồng Troóc
Th11
Vlog Năm Thánh 1
Th11
Thư Gửi Anh Chị Em Giáo Chức Công Giáo Nhân Ngày Nhà Giáo..
Th11
Bế Mạc Tuần Tĩnh Tâm Năm 2024 Của Linh Mục Đoàn Giáo Phận..
Th11