
Trong tinh thần hướng về Năm Thánh 2025, ngày 05/7/2023, Đức Thánh Cha đã thiết lập “Uỷ ban các Vị Tử đạo Mới – Chứng nhân Đức tin”, nhằm lập một danh sách tất cả những người đã đổ máu để tuyên xưng Chúa Kitô và làm chứng cho Tin Mừng.
Ngài cho biết Uỷ ban các Vị Tử đạo Mới sẽ tiếp tục nghiên cứu việc đã được bắt đầu trong dịp Đại Năm Thánh 2000, để xác định các Chứng nhân Đức tin trong một phần tư đầu của thế kỷ và sau đó tiếp tục trong tương lai, những người cho đến hôm nay vẫn tiếp tục bị sát hại chỉ vì là Kitô hữu. Nghiên cứu sẽ không chỉ liên quan đến các tín hữu của Giáo hội Công giáo, nhưng sẽ được mở rộng đến các các tín hữu của các hệ phái Kitô.
Trong cuộc phỏng vấn với Báo Quan sát viên Roma, cha Tôma Nhuệ – thành viên Uỷ ban các Vị Tử đạo Mới – cho rằng, với Uỷ ban này, chúng ta sẽ có thể tưởng nhớ đến các vị tử đạo âm thầm, cách riêng ở Việt Nam, luôn hiện diện trong lịch sử Giáo hội. Các vị tử đạo không muốn được thế gian và hậu thế tôn vinh. Được ơn Chúa chúc phúc, các ngài đã tìm được sự chiến thắng và hạnh phúc nơi chính Chúa. Các vị đã chết trước hết vì sự thúc đẩy của một đức tin đích thực. Những chứng tá này vẫn sống động và sinh hoa trái cho đến ngày nay. Cuộc đời của các vị tử đạo và sự hy sinh cao cả vì đức tin là một câu chuyện mạnh mẽ cho đời sống Giáo hội hôm nay, ở Việt Nam và trên toàn thế giới.
Trong số các vị tử đạo đương thời, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Giáo hoàng Truyền giáo nhấn mạnh đến kinh nghiệm gần đây của linh mục dòng Đa Minh, cha Giuse Trần Ngọc Thanh, 41 tuổi bị giết vào ngày 29/01/2022 khi đang giải tội tại giáo xứ Đăk Mót, cách Kontum gần 70 cây số về phía tây bắc. Cha bị một người được cho là có vấn đề tâm thần tấn công và qua đời vào đêm cùng ngày. Các tín hữu có mặt tại nhà thờ, chứng kiến vụ tấn công, đều bàng hoàng.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, cha Tôma Nhuệ cho biết thêm, Đức cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Kontum, người đã ở bên cạnh cha Giuse Thanh trước khi trút hơi thở cuối cùng, làm chứng: “Cha Giuse Trần Ngọc Thanh đã tha thứ cho kẻ sát hại ngài”. Và ngài nói thêm: “Cái chết của cha Giuse Thanh là một mất mát lớn, nhưng với cái nhìn đức tin, chúng ta phó thác biến cố này cho lòng thương xót Chúa. Như cha Giuse đã làm, chúng ta được mời gọi yêu thương, tha thứ, dẹp bỏ hận thù, cầu nguyện cho tội nhân biết ăn năn”.
Giám mục Kontum khẳng định: “Ý Chúa là mầu nhiệm. Giờ đây, không ai có thể tách cha Giuse Thanh ra khỏi tình yêu Chúa. Khi bị giết, cha đã ở vị trí của Chúa Kitô ban ơn tha thứ của Người. Chết trong giây phút đó, trong tư cách của Chúa Kitô, phải là một ân sủng đặc biệt”. (Osservatore romano 12/7/2023)
Nguồn: vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
Các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong tháng 5
Th5
Sứ Điệp Gửi Quý Phật Tử Nhân Dịp Đại Lễ Vesak 2025: Phật..
Th5
Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Lêô XIV Dành Cho Các Đại Diện..
Th5
Ngày 14/05: Thánh Matthia Tông Đồ
Th5
Đức Giáo hoàng Lêô XIV: Truyền thông cần thúc đẩy hòa bình và..
Th5
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Th5
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô
Th5
“Ngài đã có một tỷ số tuyệt vời” tại Mật nghị
Th5
Ủy Ban Thánh Nhạc: Bài Hát “Cầu Cho Đức Giáo Hoàng”
Th5
ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và..
Th5
Lời chúc mừng Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV từ nhiều lãnh đạo..
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh C – Chúa Là Mục Tử..
Th5
VPTGM-GPHT: Thông Báo Về Việc Hội Thánh Có Đức Tân Giáo Hoàng
Th5
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thông Báo Về Đức Tân Giáo Hoàng..
Th5
Một Ngày Tại Giáo Đô Của Đức Cha Louis và Đoàn Hành Hương
Th5
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y..
Th5
Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
Th5
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
Th5