Trong thời gian gần đây, khi nói về việc sống đạo hay nói một cách khác việc thực hành đạo của các Kitô hữu ở châu Âu, chúng ta thường nghe nói về con số người Kitô hữu đến nhà thờ giảm sút; tình trạng những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội nhưng không bao giờ tham gia vào các nghi lễ phụng vụ, không thuộc những lời kinh đơn giản, nội dung giáo lý căn bản của đạo, nói chung là họ chỉ mang danh là Kitô hữu trên giấy tờ, chỉ ở mặt hình thức.
Như vậy một câu hỏi được đặt ra, tinh thần Kitô còn hiện diện trong cuộc sống của các Kitô hữu ở châu Âu hay không? Giáo lý của Chúa Giêsu có còn ảnh hưởng trong mọi lãnh vực của cuộc sống của người châu Âu hay không? Để hiểu rõ thực tế vấn đề này, Trung tâm nghiên cứu Pew, một trung tâm được cho là có uy tín nhất trong số các trung tâm nghiên cứu về tôn giáo sau khi đã làm một cuộc nghiên cứu đã có những nhận định sau: Mặc dù họ chỉ là Kitô hữu về mặt hình thức, họ xa nhà thờ, nhưng tôn giáo vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong căn tính của các Kitô hữu phương Tây.
Châu Âu, nơi Tin lành được sinh ra và Công giáo có vị trí trung tâm, ngày nay đã trở thành một trong những nơi tục hóa nhất trên thế giới. Thật vậy, mặc dù đa số những người trưởng thành vẫn tuyên bố là họ đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, ngày nay nhiều người châu Âu thực sự là những người ngoại giáo. Theo cuộc khảo sát, được gọi là Kitô hữu ở châu Âu, Kitô hữu không thực hành đạo, những người tự nhận mình là Kitô hữu, nhưng thỉnh thoảng đi nhà thờ hiện đang phổ biến so với những người có thực hành đạo, những người đi nhà thờ ít nhất mỗi tháng một lần. Ngoại lệ duy nhất là Ý.
Tại Vương quốc Anh, số các Kitô hữu không thực hành đạo gấp ba lần các Kitô hữu đến nhà thờ ít nhất mỗi tháng một lần. Ở châu Âu, số Kitô hữu không thực hành có nhiều hơn những người cảm thấy họ không có mối liên kết với tôn giáo. Đây là những người tự gọi mình là vô thần, bất khả tri, hoặc hoàn toàn thờ ơ với tôn giáo. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy ở châu Âu số Kitô hữu không thực hành nhiều hơn những người thuộc mọi tôn giáo khác như Hồi giáo, Do Thái, Hindu, Phật giáo.
Liệu châu Âu có thể nói rằng nó còn có một căn tính Kitô giáo? Và có điều khác biệt nào giữa những người không thực hành đạo với những người không theo một tôn giáo nào?
Nghiên cứu của Trung tâm Pew cho biết rằng mặc dù vậy căn tính Kitô giáo vẫn là một đặc tính quan trọng của người dân châu Âu, điều này đúng đối với cả những người ít khi đi nhà thờ. Và nó không là một căn tính chỉ trên danh nghĩa. Ví dụ, mặc dù nhiều Kitô hữu không thực hành đạo tuyên bố không tin vào Thiên Chúa như được mô tả trong Kinh Thánh, họ có xu hướng tin vào một số quyền lực hoặc một sức mạnh linh thiêng khác. Ngược lại, hầu hết các Kitô hữu thực hành đạo nói rằng họ tin vào sự đại diện của Chúa trong Kinh Thánh; trong khi đa số những người lớn không có sự liên quan đến tôn giáo, không tin vào bất kỳ loại quyền lực tối cao nào hay sức mạnh tâm linh điều khiển vũ trụ.
Có một điều ngạc nhiên đó là các Kitô hữu không thực hành đạo có xu hướng bày tỏ nhiều ý kiến tích cực hơn là tiêu cực đối với Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo. Họ khẳng định họ tham gia phục vụ xã hội bằng cách giúp đỡ người nghèo, thăm viếng người neo đơn, già yếu, nói chung các hoạt động bác ái và tham gia vào đời sống cộng đoàn. Họ có cái nhìn tích cực hơn những người châu Âu không có mối liên hệ với tôn giáo. Họ ủng hộ Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo khác trong việc đóng góp tích cực cho xã hội. Mặc dù trong sự phán xét phức tạp của họ đối với các tổ chức tôn giáo không thuận lợi như các Kitô hữu thực hành đạo.
Ở châu Âu, căn tính Kitô giáo dường như được gắn liền với những tình cảm tiêu cực đối với người nhập cư và người thuộc về tôn giáo thiểu số. Những người tự gọi mình là Kitô hữu – những người thường xuyên đến nhà thờ hay không – bày tỏ ý kiến tiêu cực về người nhập cư và đặc biệt là người Hồi giáo. Về vấn đề này tỉ lệ so với những người không có sự liên hệ với tôn giáo là cao hơn. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, 45% các Kitô hữu thực hành đạo nói rằng Hồi giáo về cơ bản không tương thích với các giá trị và văn hóa của Anh. Tỷ lệ này tăng nhẹ giữa các Kitô hữu không thực hành đạo, khoảng 47%; trong khi những người trưởng thành không có mối liên hệ với bất cứ tôn giáo nào nói rằng Hồi giáo về cơ bản không tương thích với các giá trị của đất nước họ, tỉ lệ này là 30%.
Các Kitô hữu không thực hành đạo ít có khả năng bày tỏ ý kiến dân tộc hơn các Kitô hữu thực hành đạo. Tuy nhiên, đa số những người không có sự liên kết với tôn giáo nói rằng văn hóa của họ vượt trội hơn văn hóa khác và để chia sẻ một bản sắc dân tộc, cần phải có một một mối liên hệ về dòng máu về dòng tộc trong chính đất nước mà họ đang sinh sống.
Liên quan đến vần đề phá thai và hôn nhân đồng tính: Đa số các Kitô hữu không thực hành đạo và những người không có mối liên hệ với bất cứ tôn giáo nào đều ủng hộ việc phá thai hợp pháp và hôn nhân đồng tính. Các Kitô thực hành đạo bảo thủ hơn về những vấn đề này, mặc dù bên trong vấn đề này ở một số quốc gia có sự hỗ trợ đáng kể việc phá thai hợp pháp và hôn nhân đồng tính.
Về vấn đề giáo dục cho con cái: Hầu như các Kitô hữu thực hành đạo là các cha mẹ hoặc những người bảo hộ cho các trẻ vị thành niên khẳng định rằng họ đang giáo dục con cái theo đức tin Kitô. Tỷ lệ phần trăm giảm nhẹ giữa các Kitô hữu không thực hành đạo. Ngược lại, các cha mẹ không có mối liên hệ nào với bất cứ tôn giáo nào thường giáo dục con cái nói chung là bỏ qua tinh thần tôn giáo.
Đương nhiên, căn tính và thực hành tôn giáo không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chính kiến của người châu Âu. Ví dụ, người châu Âu có trình độ học vấn cao thường tạo thuận lợi hơn cho người nhập cư và người thuộc tôn giáo thiểu số.
Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew được thực hiện trên 24.599 người lớn, họ được lựa chọn ngẫu nhiên ở 15 nước châu Âu. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện thông qua điện thoại từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2017, với 12 ngôn ngữ.
Trong số các kết quả đáng ngạc nhiên nhất là trường hợp của Tây Ban Nha, theo nghiên cứu, chỉ có 1 Kitô hữu không thực hành đạo nói rằng họ tin vào Thiên Chúa “như được mô tả trong Kinh Thánh”, trong khi 6/10 nói rằng họ tin vào một quyền lực tối cao khác hoặc sức mạnh thần linh.
Nhiều người lớn không có mối liên hệ với tôn giáo hoàn toàn né tránh tất cả các hình thức tâm linh và tôn giáo. Phần lớn trong thực tế họ đồng ý với các lời tuyên bố như “Trong vũ trụ không có sức mạnh thần linh, nhưng chỉ có luật tự nhiên” và “Trong cuộc sống của tôi, khoa học làm cho tôn giáo không cần thiết.” Nhưng những vị trí này cũng được thực hiện từ khoảng 1/4 các Kitô hữu không thực hành.
Đối với các mối quan hệ với chính trị, người châu Âu nói chung chống lại sự đan xen giữa chính phủ và tôn giáo. Ở tất cả các nước chiếm ưu thế khoảng 60% với ý tưởng cho rằng tôn giáo phải được tách riêng với các chính sách của chính phủ, nhưng vẫn còn 36% cho rằng chính sách của chính phủ phải hỗ trợ các giá trị tôn giáo của đất nước. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, 40% các Kitô hữu không thực hành đạo nói rằng chính phủ nên hỗ trợ các giá trị và niềm tin tôn giáo, trong khi trong số những người không sự liên hệ với tôn giáo, tỷ lệ những người nghĩ như vậy là 18%.
Ở Đức, phần lớn các Kitô hữu không thực hành tôn giáo, khoảng 62% đồng ý rằng Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo khác đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người nghèo, nhưng tỷ lệ những người nghĩ như vậy là khá cao khoảng 41% ngay cả trong số những người cho rằng không có mối liên hệ nào với tôn giáo.
Mặc dù các cuộc tranh luận hiện nay về chủ nghĩa đa văn hóa ở châu Âu thường tập trung vào Hồi giáo và người Hồi giáo, nhưng ở nhiều nước châu Âu có các cộng đồng Do Thái cổ xưa và cuộc khảo sát cho thấy rằng các Kitô hữu, dù thực hành hay không, không sẵn sàng chấp nhận người Do Thái trong gia đình của họ; họ cho rằng “người Do Thái luôn theo đuổi sở thích của họ chứ không phải lợi ích của đất nước mà họ đang sinh sống”. Về quan điểm này những người không có mối liên hệ nào với tôn giáo thì cởi mở hơn đối với người Do Thái.
Ngọc Yến
Radio Vaticana
Có thể bạn quan tâm
Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Vọng C: Đức Maria, Người mang Chúa..
Th12
Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm Thánh, Cơ Hội Ân Sủng Gặp Gỡ Chúa..
Th12
Bầu không khí và các Hang đá mừng Chúa Giáng Sinh tại Giáo..
Th12
Thánh Ca Năm Thánh 2025
Th12
Điều gì đã lấy mất ý nghĩa Giáng sinh của chúng ta
Th12
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
VPTGM-GPHT: Thông báo Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh 2025
Th12
5 Cách Đơn Giản Để Dọn Tâm Hồn Đón Chúa
Th12
Ai Tín Của Toà Tổng Giám Mục Huế: Đức Nguyên Tổng Giám Mục..
Th12
Hy Vọng Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số: Những Đề Xuất Mục Vụ..
Th12
Nguồn Gốc và Ý Nghĩa Của Hang Đá
Th12
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Đêm Chúa Giáng Sinh Năm 2024
Th12
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Dựng Bia Ghi Ơn Hội Thừa Sai..
Th12
Lần Đầu Tiên Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Phụ Nữ Làm Thành Viên..
Th12
Hội Nghị Online Của Ủy Ban Giáo Sĩ Chủng Sinh Năm 2024
Th12
Tâm Tình Của Người Công Giáo Khi Mừng Lễ Giáng Sinh
Th12
Giải truyện ngắn Năm Thánh 2025: “Hy vọng và Hoà giải”
Th12
Hội Ái Hữu Vinh – Hà Tĩnh Bắc Cali: Mở tiệc Noel chia..
Th12
Suy Niệm Chúa Nhật III Mùa Vọng C: Niềm Vui Ơn Cứu Độ
Th12