Tại sao nghiện rượu là tội lỗi?

1490 lượt xem

TẠI SAO NGHIỆN RƯỢU LÀ TỘI LỖI?
Felipe Aquino
Chứng nghiện rượu hủy hoại con người một cách triệt để. Não của bạn sẽ bị rượu “nấu chín” và toàn bộ cơ thể sẽ chết, đặc biệt là gan.
Những gì đe dọa sự sống con người đều trái với ý muốn của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói Ngài đến “để chúng ta được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Thân thể chúng ta là đền thờ của Chúa Ba Ngôi. Thánh Phaolô nói: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Vậy ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (1 Cor 3,16-17).
Có nhiều cách để hủy hoại thể xác và sự sống: bạo lực, các môn thể thao nguy hiểm và phi lý, và ma túy chẳng hạn như cần sa, cocaine, crack, LSD, nghiện rượu…
Chứng nghiện rượu
Tất cả những điều này là tội lỗi vì nó xúc phạm đến Tác Giả của sự sống, Đấng đã ban cho chúng ta cuộc sống như món quà tuyệt vời để sống cho người khác. Cuộc sống không phải của chúng ta mà là của Chúa. Chúng ta không biết ngày sinh và ngày chết của mình. Nó ở trong chúng ta nhưng không thuộc về chúng ta. Chúng ta là những người quản trị nó và sẽ phải chịu trách nhiệm trước Đấng Tạo Hóa.
Làm thế nào để đối phó với cơn nghiện của vợ/chồng?
Chứng nghiện rượu hủy hoại con người một cách triệt để. Não của bạn sẽ bị rượu “nấu chín” và toàn bộ cơ thể sẽ chết, đặc biệt là gan. Thật đáng buồn khi còn rất nhiều thanh niên nam nữ bị rượu bia thống trị! Hơn nữa, gia đình còn phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp của việc cha hoặc mẹ say rượu; hôn nhân tan vỡ, con cái đau khổ… “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rm 6,13).
Mọi Kitô hữu đều phải đấu tranh chống lại say sưa
Có nhiều lý do khiến người ta nghiện rượu. Bài hát “O Ébrio” của Vicente Celestino đã miêu tả rất rõ điều này. Đối với nhiều người, nó trở thành một căn bệnh, và điều này, theo một cách nào đó, làm giảm bớt cảm giác tội lỗi. Nhưng mọi kitô hữu đều phải đấu tranh chống lại việc say sưa. Không đi tìm cho mình một lối thoát cho những vấn đề trong cuộc sống. Đó là một thái độ yếu đuối và hèn nhát. Thánh Phaolô nói: “Chớ say sưa rượu chè, vì rượu chè đưa tới truỵ lạc, nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí” (Eph 5,18). Thánh Tông đồ không cấm uống rượu, nhưng cấm say. Ngài khuyên Timôthê “hãy dùng thêm chút rượu, vì anh đau dạ dày và ốm yếu luôn” (1Tm 5, 23).
Tỉnh thức và cầu nguyện
Người Kitô hữu đặt cuộc sống của mình qua việc “tỉnh thức và cầu nguyện”, đồng thời đặt mọi lo lắng của mình trong vòng tay của Chúa Cha và tin tưởng vào Ngài, không tìm kiếm giải pháp trốn chạy trước những vấn đề sai lầm của mình. Chính trong lời cầu nguyện, trong Lời Chúa, trong Bí tích Thánh Thể và Hòa giải, trong Kinh Mân Côi, mà chúng ta tìm được sức mạnh để vượt qua các vấn đề của mình, nhưng không bao giờ trong rượu chè.
Những người đã sa vào nghiện ngập, có lẽ phải chiến đấu bằng vũ khí đức tin, như đã nói ở trên, và vũ khí trị liệu: những hỗ trợ y tế, có thể tham gia Hội Người Nghiện Rượu, tìm đến cơ sở phục hồi…
G. Võ Tá Hoàng

Có thể bạn quan tâm