
Bà Maira Lưu Thị Na và chồng là ông Giuse Trần Văn Năng bật khóc vì hạnh phúc tại lễ cưới của con trai là anh Trần Văn Bảo hôm 1-12.
Anh kết hôn với chị Bàn Mai Phương, người dân tộc Dao, tại nhà thờ Vĩnh Quang thuộc tỉnh Yên Bái, một tỉnh miền núi phía Bắc.
Khoảng phân nửa trong số 500 khách mời là người dân tộc Tày, Thái và Mường sinh sống trong vùng.
“Vợ chồng tôi rất hạnh phúc khi con trai tôi đưa Phương về với Giáo hội”, bà Na vừa cười vừa nói. “Có lẽ Chúa thương dòng dõi gia đình tôi”.
Người mẹ 50 tuổi của 4 người con cho biết bà rất vui khi con trai bà quyết định kết hôn với một người dân tộc thiểu số ngoài Công giáo và xem đây là cách giúp truyền giáo nơi các dân tộc thiểu số.
Bà cho biết chị Phương, 21 tuổi, học giáo lý giỏi và là một trong 10 người ngoài Công giáo học xong khóa giáo lý hôn nhân dài 3 tháng gần đây.
Hiện nay bà có 2 người con dâu đều theo đạo Công giáo. Cô con dâu thứ nhất là người dân tộc Thái, gia nhập đạo năm 2015.
“Chúng tôi sống hòa thuận yêu thương nhau”, bà Na nói về gia đình của bà sống bằng nghề nông. “Chúng tôi cầu nguyện mỗi tối dù chỉ 15 phút lần hạt 10 kinh để duy trì đời sống đạo”.
Chị Phương có 4 chị em gái và một em trai, cho biết chị là người đầu tiên trong làng theo đạo Công giáo.
“Em đồng ý gia nhập đạo vì ai cũng vui vẻ nhiệt tình giúp đỡ và yêu thương em hết lòng, và đạo Công giáo dạy mọi người hãy sống tôn thờ biết ơn Chúa Trời đất và yêu thương nhau giữa người với người”.
Chị được bố mẹ đẻ ủng hộ gia nhập đạo.
Bà Na có mẹ là người dân tộc Tày, gia nhập đạo trước khi kết hôn. Giờ đây bà tin rằng tình trạng kết hôn như thế đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đức tin.
Anh Tôma Trần Văn Trà, 38 tuổi, cưới một người dân tộc Thái trong vùng cách đây 15 năm, cho biết lúc đầu anh bị bố mẹ phản đối dữ dội.
Người dân tộc địa phương thường bị coi thường và một số người Công giáo cho rằng con cái họ phải kết hôn với con nhà có đạo.
Nhưng anh Trà chia sẻ vợ anh chấp nhận theo đạo và anh rất vui khi lễ cưới của anh chị được tổ chức tại nhà thờ Vĩnh Quang.
“Hiện nay chúng tôi chung sống rất vui vẻ hạnh phúc và được hai người con gái rất xinh đẹp, thông minh và học giỏi”, theo anh Trà, thành viên ban hành giáo trong giáo họ và kiếm sống bằng nghề buôn bán và sửa chữa tivi và đồ điện tử.
Anh Trà cho biết anh nêu gương sống đạo bằng cách đối xử tốt với vợ con và không phạm tội ngoại tình hay uống rượu say xỉn.
Vợ anh làm nghề thợ may, lảng tránh đi lễ khoảng 5 năm sau khi kết hôn, nhưng đã thay đổi khi hiểu hơn về giáo huấn của Giáo hội, bao gồm việc giữ chay và các ngày lễ.
Anh tham gia các dịp cưới hỏi và ma chay bên phía vợ và vợ anh thường xuyên tham dự Thánh lễ.
Bố mẹ anh không còn phản đối như trước. Hiện nay họ yêu thương vợ và các con anh.
Hai người anh em trai của anh Trà cũng kết hôn với người dân tộc thiểu số Thái và Tày, và sống hạnh phúc.
Theo anh, quan trọng là người Công giáo cần phải nêu gương sống đạo. Tuy nhiên, anh cho biết nhiều cuộc hôn nhân hỗn hợp bị tan vỡ do thiếu tôn trọng nhau.
Một người mẹ thuộc gia đình giàu có ở giáo xứ Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái cho biết chồng bà, gia nhập đạo trước khi cưới bà, đã bỏ đạo cách đây khoảng 15 năm và cố tình ép bà bỏ đạo.
Các con của bà không được rửa tội và bà cảm thấy “lương tâm cắn rứt” vì không thể thường xuyên tham dự Thánh lễ.
“Tôi lén rời khỏi nhà để đến tham dự lễ Thánh Têresa, thánh bổn mạng của tôi, tại nhà thờ hôm 1-10 và cảm thấy bình an trong tâm hồn”.
Cụ Giuse Trần Minh Nhu, 94 tuổi, thừa sai giáo dân thâm niên đến từ giáo xứ Vĩnh Quang, cho biết từ năm 2003 vùng này có linh mục thường xuyên đến coi sóc mục vụ, nhiều người Công giáo đã kết hôn với dân tộc thiểu số và những người theo các tôn giáo khác.
Hiện nay xã hội cởi mở hơn về chuyện kết hôn với người dân tộc thiểu số và người ngoài Công giáo.
Cụ Nhu cho biết giáo xứ có khoảng 100 cặp hôn nhân hỗn hợp tuổi từ 20-40, có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng đều gia nhập đạo Công giáo.
Cụ cho biết thêm bên cạnh đó cũng có khoảng 100 cặp hôn nhân hỗn hợp khác bị đổ vỡ hoặc không hạnh phúc do nạn nghiện rượu và ma túy cũng như bạo lực gia đình.
Theo cụ Nhu, hôn nhân hỗn hợp là kênh truyền giáo hiệu quả trong vùng, người Công giáo ở đây bị hạn chế sinh hoạt tôn giáo và không có linh mục coi sóc mục vụ trong nửa thế kỷ.
Chính quyền không thể ngăn cản người Công giáo kết hôn với người dân tộc thiểu số hay tín đồ các tôn giáo khác.
Tuy nhiên, cụ Nhu cho biết cần có sự nhận thức về những vấn đề cá nhân. “Giáo hội cần có những chương trình giúp họ duy trì và sống đức tin sau khi kết hôn”.
Giáo xứ Vĩnh Quang, được thành lập năm 1909, có 3.600 người Công giáo bao gồm khoảng 1.300 người dân tộc thiểu số.
Có thể bạn quan tâm
Tin nhắn của ĐTC Phanxicô từ bệnh viện: “Tôi tin tưởng tiếp tục..
Th2
Thánh lễ Năm thánh các Phó tế 23/02/2025
Th2
ĐHY Parolin: ‘Những suy đoán vô căn cứ’ về việc Đức Thánh Cha..
Th2
Những tín hiệu đáng mừng cho Kitô giáo toàn cầu năm 2025
Th2
Họp báo tối 21/2: Đức Thánh Cha đáp ứng điều trị nhưng chưa..
Th2
VPTGM: Thông Báo Giáo Phận Hà Tĩnh Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha
Th2
Suy Niệm Chúa Nhật VII Thường Niên C
Th2
Sứ Điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội Lần Thứ 59 Năm..
Th2
Năm Chìa Khóa Để Nuôi Dưỡng Sự Phân Định Trực Tuyến
Th2
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô
Th2
Hồng Y Chủ Tịch Caritas Quốc Tế Kêu Gọi Tổng Thống Trump Tiếp..
Th2
Lời Cầu Nguyện Cho Cuộc Hành Hương Qua Cửa Thánh
Th2
Thượng Hội Đồng: Các Điều Phối Viên Và Thư Ký Của Mười Nhóm..
Th2
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Cầu Nguyện Cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Th2
Cửa Sót – Nơi Hạt Giống Tin Mừng Đầu Tiên Được Gieo Vãi..
Th2
Hướng Dẫn Dành Cho Bậc Cha Mẹ Công Giáo Giúp Trẻ Sử Dụng..
Th2
Những Chuyến Tàu Mang Số Hiệu Hy Vọng
Th2
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 7 Thường Niên Năm C
Th2
Nên làm gì sau khi phạm tội trọng
Th2
Nhịp Sống Giáo Hội Việt Nam Số 7 (11/02 – 17/02/2025): Hội Thánh..
Th2