Giáo dục không chỉ liên quan đến việc lưu giữ những sự kiện trong ký ức mà còn huấn luyện những đức hạnh.
Gần 200 năm nay, nền giáo dục trong thế giới Tây phương tập trung hầu như toàn bộ việc lưu giữ những sự kiện, sự thành công của các sinh viên được đánh giá bằng dựa trên thang điểm trong các bài thi. Giáo dục không phải là như vậy, nhưng phần lớn các trường học đã quan tâm đến số điểm hơn bất cứ điều gì khác.
Mặc dù điều quan trọng là học sinh được giáo dục tốt và có khả năng lập lại những sự kiện và chủ đề cụ thể, nhưng Giáo dục Công giáo cũng nên đứng vững trên lập trường của mình về tầm quan trọng của đời sống đức hạnh chứ không chỉ là đời sống đầy kiến thức trong đầu.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh đến mục đích giáo dục tâm linh này trong bài diễn văn của ngài ngỏ lời với các giám mục Hoa Kỳ.
Giáo dục Công giáo không chỉ nhắm tới việc truyền đạt sự thật mà còn chuyển trao một cái nhìn cuộc sống toàn diện, mạch lạc, trong niềm xác tín rằng sự thật chứa đựng trong tầm nhìn đó giải phóng các sinh viên trong ý nghĩa sâu sắc nhất của tự do con người… Trong trường Công giáo không có việc tách biệt giữa thời gian học và thời gian huấn luyện, giữa việc thu thập những kiến thức và phát triển sự khôn ngoan. Các môn học khác nhau không chỉ trình bày kiến thức cần đạt được mà còn trình bày các giá trị cần thu nhận và các chân lý cần được khám phá.”
Những sự kiện, kiến thức thì quan trọng và có chỗ đứng của nó, nhưng không nên nhấn mạnh nó hơn việc thực hành đời sống luân lý.
Trong cuốn Chương Trình Giảng Dạy của Trường Tiểu Học Công Giáo được xuất bản năm 1919, George Johnson bình luận về yếu tố cần thiết này của việc giáo dục như sau: “Trường học phải giúp trẻ em trong việc phát triển thái độ đúng đắn. Thí dụ, dạy trẻ nhiều điều về những bổn phận của người công dân là vô ích, trừ khi lúc đó đứa trẻ cảm nhận được sự cần thiết của việc nuôi dưỡng lý tưởng về công dân tốt. Một đứa trẻ có thể vượt qua một kỳ thi đáng tin cậy về bản chất của đức hạnh Kitô giáo, chỉ khi nào đứa trẻ ấy cảm nhận trong sâu thẳm tâm hồn mình giá trị của nhân đức Kitô giáo. Nếu không, điều đó sẽ cho thấy kiến thức của đứa trẻ thực sự trống rỗng.
Các cuộc thi cử chắc chắn có vị trí của chúng và nên được sử dụng, nhưng đó có phải là cách chúng ta sẽ được phán xét trong ngày tận thế? Thiên Chúa sẽ quan tâm đến kiến thức đức tin của chúng ta hay Người sẽ nhìn vào đời sống đức tin của chúng ta?
Mục đích tâm linh của giáo dục nên được khắc ghi luôn luôn và sử dụng như nguyên tắc quan trọng cho giáo dục người trẻ.
Dung Hạnh chuyển ngữ từ aleteia.org
Có thể bạn quan tâm
Đức cha G.B Nguyễn Huy Bắc dâng thánh lễ tạ ơn tại quê..
Th1
Quý Đức Cha Giáo Tỉnh Hà Nội Họp Mặt Tất Niên Năm Giáp..
Th1
Cáo Phó Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu
Th1
Mỗi người được hưởng bao nhiêu ơn toàn xá mỗi ngày trong Năm..
Th1
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Sơ Simona Brambilla làm nữ Tổng trưởng đầu..
Th1
Bài Hát Cộng Đồng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Năm C
Th1
Hội Ngộ Đồng Hương Giáo Phận Hà Tĩnh Tại Miền Nam 2025
Th1
ĐHY Giám quản Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành mở Cửa Thánh Đền..
Th1
Khai Mạc Năm Thánh 2025 Tại 27 Giáo Phận Tại Việt Nam
Th1
VPTGM-GPHT: Thông báo Đăng ký hành hương Tòa Thánh trong Năm Thánh 2025
Th1
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ..
Th1
Thánh lễ Khai Mạc Tuần Chầu Hồng Phúc Giáo xứ Chày
Th1
Họp Mặt Và Kỷ Niệm 25 Năm Thành Lập Hội Đồng Hương Giáo..
Th1
Ý Cầu Nguyện Của Đức Thánh Cha Tháng 01/2025: Cầu Cho Quyền Được..
Th1
Logo Năm Mục Vụ 2025: “Hội Thánh Việt Nam Cùng Nhau Loan Báo..
Th1
10 Sự Kiện Nổi Bật Tại Giáo Phận Hà Tĩnh Năm 2024
Th1
Suy Niệm Lễ Chúa Hiển Linh: Thiên Chúa Tỏ Mình Qua Chúa Con
Th1
Tại sao Lễ Hiển Linh là lễ của ánh sáng
Th1
Đức Cha Phêrô Lê Tấn Lợi: Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Cần..
Th1
Mừng Lễ Mẹ Thiên Chúa – Quan Thầy Giáo Phận và Truyền Chức..
Th1