“Con người là gì?”: Đây là tựa đề của một tài liệu được Ban Thường trực của Hội đồng Giám mục Pháp công bố gần đây nhắm cung cấp không chỉ cho người Công giáo, mà còn cho những người quan tâm việc đào sâu các khái niệm thiết yếu về nhân chủng học Kitô giáo, một số chỉ dẫn để suy tư. Một suy tư mà các Giám mục Pháp cho là cần thiết trong thời kỳ thay đổi sâu sắc mà xã hội Pháp đang trải qua, đặc biệt trên các cuộc tranh luận đang diễn ra về việc sửa đổi luật đạo đức sinh học.
Ở phần mở đầu, tài liệu tập trung vào cái nhìn của Giáo hội Công giáo về con người. Các Giám mục Pháp nói: Con người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Con người được kêu gọi đến sự tự do, sự thật và trách nhiệm. Mọi người đều tự do, và “sự tự do này cho phép con người chọn Điều tốt vì điều tốt chứ không phải cho tính toán chiến lược hay theo bản năng”. Tuy nhiên, một sự tự do không có nghĩa là “khả năng làm bất cứ điều gì”, bởi vì “con người được Thiên Chúa kêu gọi lãnh trách nhiệm”. Các thành viên của Ban Thường trực khẳng định: một người có tự do hoàn toàn có thể thực hiện trách nhiệm này. Chúng ta có trách nhiệm với nhau và đặc biệt đối với những người đau khổ và bị tổn thương.
Bản văn tiếp tục: Con người được tạo dựng “một thân xác, một linh hồn và tinh thần không thể phân chia và tạo thành một tổng thể. Thân xác xứng đáng được tôn trọng, do giới hạn vốn mong manh thân xác cần phải được chăm sóc. “Nhưng Thiên Chúa khoan dung, Ngài không đòi hỏi con người phải là các siêu nhân, anh hùng bất khả chiến bại, Thiên Chúa yêu thương chúng ta như chúng ta là, với giới hạn của chúng ta».
Phần thứ hai của văn bản xem xét con người trong chiều kích tập thể, bởi vì “Thiên Chúa không tạo dựng con người một mình, mà tạo dựng loài người như một gia đình, gia đình này được mời gọi xây dựng trong tình huynh đệ”. Tài liệu không nói về chính trị, nhưng các giám mục cũng nhấn mạnh sự tiến bộ đang cách mạng hóa sự hiện hữu của chúng ta, ví dụ như sự xuất hiện của robot với trí thông minh nhân tạo mở ra những viễn tượng tuyệt vời nhưng lại đặt ra những vấn đề đạo đức đáng sợ.
Sửa đổi luật về đạo đức sinh học dự kiến vào tháng bảy tới. Các Giám mục Pháp yêu cầu chú ý đến những điểm quan trọng, trước hết đó là việc tôn trọng cá nhân mỗi người: Các Giám mục nhấn mạnh: “Chúng ta tôn trọng mỗi người như một cá nhân, từ khi thụ thai đến cái chết tự nhiên”. Các giám mục cũng nhấn mạnh rằng các hành vi của một cá nhân có thể có tác động trở lại đối với toàn xã hội. «Trợ tử không thể được xem như là một lựa chọn cá nhân mà không gây hậu quả cho người khác. Không vì lý do tuổi tác hoặc tình trạng sức khỏe của người bệnh, gây tốn kém cho xã hội, làm phiền người khác mà có thể quyết định cho việc trợ tử».
Tiếp theo tài liệu đề cập đến một vấn đề rõ ràng khác, đó là sự khác biệt giữa hai giới. Các Giám mục nhấn mạnh rằng tôn trọng là điều cần thiết để xây dựng một trật tự xã hội cân bằng. Các vị lãnh đạo Giáo hội Pháp yêu cầu: “Hai giới được tạo dựng để sống trong sự hiệp thông, tôn trọng và bình đẳng”.
Ngọc Yến
Có thể bạn quan tâm
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô
Th5
“Ngài đã có một tỷ số tuyệt vời” tại Mật nghị
Th5
Ủy Ban Thánh Nhạc: Bài Hát “Cầu Cho Đức Giáo Hoàng”
Th5
ĐTC Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và..
Th5
Lời chúc mừng Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV từ nhiều lãnh đạo..
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật IV Phục Sinh C – Chúa Là Mục Tử..
Th5
VPTGM-GPHT: Thông Báo Về Việc Hội Thánh Có Đức Tân Giáo Hoàng
Th5
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thông Báo Về Đức Tân Giáo Hoàng..
Th5
Một Ngày Tại Giáo Đô Của Đức Cha Louis và Đoàn Hành Hương
Th5
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y..
Th5
Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng
Th5
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
Th5
Khói đen từ Sistine: Căng thẳng và niềm mong chờ tích cực
Th5
Tên của Giáo hoàng, “giấy khai sinh” của Giáo hoàng mới
Th5
Chính quyền Roma tiếp tục bảo đảm an ninh khi hàng chục ngàn..
Th5
Lần bỏ phiếu đầu tiên: khói đen – các Hồng y chưa bầu..
Th5
Ngày 06.05: Thánh Đaminh Saviô (1842-1857)
Th5
Tháng Năm, tháng dành riêng cho Mẹ của chúng ta
Th5