Ngày 4/11, Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Tông thư dưới dạng Tự sắc có tựa đề “Authenticum charismatic” – Đặc sủng đích thực, sửa đổi lại điều 579 của Bộ Giáo luật. Theo Tự sắc này, từ nay các giám mục giáo phận phải có phép của Tòa Thánh trước, được ban hành bằng văn bản, mới có thể lập các tu hội thánh hiến trong giáo phận thuộc quyền.
Điều 579 của Bộ Giáo luật hiện hành quy định: “Trong địa hạt của mình, các Giám mục giáo phận có thể ban hành sắc lệnh chính thức để thành lập các tu hội thánh hiến, miễn là đã tham khảo ý kiến của Tông Tòa.”
Theo Giáo luật hiện hành, các giám mục được yêu cầu “tham khảo” ý kiến của Tòa Thánh trước khi lập dòng. Nhưng với Tự sắc “Authenticum charismatic”, Đức Thánh Cha thay đổi điều 579 và xác định: “Trong giáo phận của mình, các Giám mục giáo phận có thể thiết lập hữu hiệu các hội dòng thánh hiến bằng nghị định hợp thức nếu trước đó có phép bằng văn bản của Tòa Thánh”.
Đức Thánh Cha xác định rằng Tự sắc sẽ được ban hành qua việc đăng trên báo L’Osservatore Romano và có hiệu lực từ ngày 10/11 tới đây.
Đặc sủng đích thực
Mở đầu Tự sắc, Đức Thánh Cha nhắc lại Tông huấn Niềm vui Tin Mừng (số 130) để nhấn mạnh đặc tính đích thực của một đặc sủng: “Một dấu hiệu chắc chắn về đặc sủng đích thực là đặc tính giáo hội của nó, khả năng nó kết hợp hài hoà vào đời sống của dân thánh trung thành của Thiên Chúa vì lợi ích của mọi người.”
Nhiệm vụ phân định của giám mục
Theo tự sắc, các mục tử có trách nhiệm phân định đặc tính giáo hội và đáng tin của các đặc sủng, và đặc biệt là nhiệm vụ đánh giá sự phù hợp của việc thành lập một hội dòng. Thật là đúng đắn khi đón nhận những hồng ân mà Chúa Thánh Thần khơi dậy trong các Giáo Hội địa phương, nhưng đồng thời phải tránh “thành lập cách bừa bãi những hội dòng vô ích hoặc thiếu sinh lực”. (Perfectae caritatis, 19)
Sự nhìn nhận của Giáo Hội đối với các hội dòng mới
Đồng thời Tự sắc nhấn mạnh rằng Tòa Thánh có nghĩa vụ đồng hành với các mục tử trong tiến trình phân định tiến tới việc Giáo Hội nhìn nhận một tu hội hay một hiệp hội mới thuộc quyền giáo phận. Đức Thánh Cha nhắc lại Tông hiến Đời sống thánh hiến (số 12): “Giáo Hội có nhiệm vụ tiến hành những lượng định cần thiết, vừa để đánh giá tính trung thực của mục tiêu đã gợi hứng cho các hội dòng, vừa để tránh nhân thêm quá mức các tổ chức tương tự, đưa đến nguy cơ phân mảnh tai hại thành những nhóm quá nhỏ”, và khẳng định: “Do đó, các tu hội thánh hiến mới và các Hiệp hội tông đồ mới, phải được chính thức công nhận bởi Tòa Thánh, thẩm quyền duy nhất đưa ra phán quyết cuối cùng.”
Ngày 1/6/2016, một phúc chiếu của cùng điều luật số 579 được ban hành, trong đó quy định rằng việc tham vấn trước với Tòa Thánh phải được hiểu là cần thiết để thiết lập hợp lệ một hội dòng giáo phận. Tự sắc mới được ban hành nói rõ rằng các Giám mục Giáo phận chỉ có thể thiết lập các hội dòng một cách hợp lệ bằng một sắc lệnh chính thức, và chỉ khi được Tòa Thánh cho phép bằng văn bản. (CSR_8085_2020).
Hồng Thủy
Có thể bạn quan tâm
Giáo Phận Hà Tĩnh – Ban Tuyển Sinh: Tuyển sinh vào Đại Chủng..
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ
Th5
Bài Giảng Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Vụ Phêrô Của Đức Tân Giáo..
Th5
Thư Ngỏ Xây Dựng Học Viện, Xây Dựng Hội Thánh
Th5
Thánh Lễ khai mạc sứ vụ Phêrô của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô..
Th5
TGM-GPHT: Thư Rao Truyền chức Linh mục cho Phó tế Khoá XV
Th5
Thủ tướng Ý điện đàm với Đức Thánh Cha Lêô XIV
Th5
Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh C – Giới Răn Mới
Th5
14 Triều đại Giáo hoàng với Tông hiệu LEO
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV duy trì tài khoản Giáo hoàng trên X..
Th5
Các cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong tháng 5
Th5
Sứ Điệp Gửi Quý Phật Tử Nhân Dịp Đại Lễ Vesak 2025: Phật..
Th5
Diễn Văn Của Đức Thánh Cha Lêô XIV Dành Cho Các Đại Diện..
Th5
Ngày 14/05: Thánh Matthia Tông Đồ
Th5
Đức Giáo hoàng Lêô XIV: Truyền thông cần thúc đẩy hòa bình và..
Th5
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Th5
Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
Th5
Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô
Th5
“Ngài đã có một tỷ số tuyệt vời” tại Mật nghị
Th5
Ủy Ban Thánh Nhạc: Bài Hát “Cầu Cho Đức Giáo Hoàng”
Th5